Không muốn sống một đời hồ đồ, phải biết cách quy hoạch thật rõ ràng cho cuộc đời. Đều nói, phương hướng không đúng, có nỗ lực ra sao cũng chỉ là vô ích, chúng ta trong lúc nỗ lực cũng cần phải biết xem phương hướng mà mình đang đi đó liệu có chính xác hay không.
Cuộc đời chúng ta sẽ trải qua hai bước ngoặt lớn: tốt nghiệp bước ra ngoài xã hội đi làm và kết hôn sinh con.
Chúng ta khi còn trẻ sẽ đối mặt với 4 thách thức: giúp đỡ bố mẹ, kết hôn sinh con, thăng chức tăng lương hoặc lập nghiệp và chất lượng cuộc sống. Tất cả những điều này đều cần chúng ta quy hoạch trước, mới có thể đi tốt hơn từng bước một.
Dạo gần đây tôi có đọc qua hai cuốn sách "Người trẻ nhất định phải biết cách quy hoạch cuộc đời" và "Bài học quy hoạch cuộc đời của đại học Harvard", cả hai cuốn đều nhấn mạng tới tầm quan trọng của việc quy hoạch và những chi tiết cụ thể để quy hoạch cuộc sống. Cuốn "Người trẻ nhất định phải biết cách quy hoạch cuộc đời" giải thích tầm quan trọng của việc quy hoạch trong việc điều chỉnh tính cách, mạng lưới, trí lực, cơ hội, tích lũy và cảm xúc quản lý của người trẻ. Trong khi cuốn "Bài học quy hoạch cuộc đời của đại học Harvard" lại đề cập tới việc quy hoạch cuộc sống của chính mình theo mười một khía cạnh.
Dưới đây là một vài chia sẻ quan trọng trong việc quy hoạch cuộc sống:
Tự nhận thức là phương pháp trực tiếp nhất để quy hoạch. Chỉ bằng cách hiểu rõ về ngoại hình, hình ảnh bản thân và thế giới tâm hồn của mình, chúng ta mới có thể đối diện trực tiếp hơn với chính mình. Ngoài việc hiểu tâm S*nh l* của chính mình, bạn cũng phải hiểu trái tim của chính mình, sức khỏe tinh thần của mình, bao gồm ý chí, khả năng phục hồi, tâm trí, cảm xúc…
Muốn hiểu mình, bạn có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau:
1. Nhìn nhận bản thân từ góc độ của người khác.
2. Tiếp nhận việc bản thân mình không hoàn hảo.
3. Đánh giá cao, tự tin vào bản thân.
4. Tìm ra con đường thích hợp với mình.
5. Thiết lập tâm lý tích cực.
6. Xóa bỏ đi ý niệm "tôi không làm được" trong não bộ.
7. Vận mệnh của tôi, tôi làm chủ.
Trong đó, việc xây dựng một tâm lý tích cực và "tự ám thị" có một vai trò rất quan trọng, vì vậy, chúng ta hàng ngày nhất định phải năng khích lệ bản thân, mỗi ngày một câu "tôi có thể" sẽ giúp "sản sinh" ra nhiều khả năng hơn.
Vấp ngã là thường thái, nó không chỉ khiến bạn gặp khó khăn mà còn mang lại cảm giác thất vọng với bản thân cho bạn. Vậy khi đối mặt với vấp ngã, chúng ta phải làm sao mới có thể có một nội tâm mạnh mẽ?
1. Xem lời phê bình của người khác là sự tán thưởng, người ta quan tâm thì mới làm vậy, phê bình giúp mình nhận ra điểm còn thiếu sót của mình.
2. Không thay đổi được bản thân sự việc, vậy thì hãy thay đổi cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
3. Thay đổi từ "tôi gặp khó khăn rồi" thành "tôi học thêm được một bài học rồi".
4. Thản nhiên tiếp nhận sự bất công.
5. Tự tin là khởi đầu của tất cả.
6. Điều chỉnh tâm thái, trưởng thành trong sự thích ứng.
Thời gian không có tính lặp lại, 80% mọi người không biết mình đang bận rộn vì điều gì, đối với thời gian, hãy luôn dành cho nó một thái độ: trân trọng.
Sức khỏe là vốn của cách mạng, đây là đạo lý mà ai cũng biết. Bất kể là thể chất hay tâm lý, có khỏe mạnh thì mới có thể làm được mọi thứ. Chúng ta phải học cách nghỉ ngơi thích hợp, phải làm phong phú khu vườn tâm hồn của bản thân, học cách giải tỏa áp lực đúng lúc. Tâm lý khỏe mạnh quan trọng ở chỗ đi tìm niềm hạnh phúc, tri thức có thể giúp bạn tìm được hạnh phúc, biết ơn cũng có thể khiến mình cảm thấy hạnh phúc, được là chính mình cũng có thể khiến bạn hạnh phúc…
Thành công của một người, suy cho cùng cũng không thể chỉ dựa vào chính mình. Chúng ta trong quá trình tích lũy các mối quan hệ, phải thật lòng khen ngợi, đối đãi, giúp đỡ người khác, có vậy người khác mới tin tưởng và qúy mến bạn. Có một mạng lưới xã giao rộng, đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội hơn người khác một chút.
Quy hoạch cuộc đời chưa chắc đã khiến bạn thành công, nhưng ít nhất nó sẽ khiến mỗi bước đi của bạn trở nên vững chắc hơn. Thành công cần sự tích lũy từng chút một, cần chúng ta không ngừng học tập, càng cần tới một mạng lưới quan hệ xã giao tốt. Bản thiết kế của cuộc đời cần phải được vẽ trước, và tương lai của chính bạn lại càng cần được thiết kế cẩn thận. Nếu bạn vẫn còn đang chập chững bước đi, vậy thì hãy phác thảo nó ra giấy trước đi!