Triệu chứng học nội khoa hôm nay

Đái ra máu: dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng

Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là đái ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là đái ra máu vi thể

Định nghĩa

Đái ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong nước tiểu. Làm cặn Addis người ta thấy bình thường mỗi phút đái không quá 1000 hồng cầu. Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là đái ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là đái ra máu vi thể. Đái ra máu có thể đơn thuần, có thể kèm với đái ra mủ, đái ra dưỡng chấp, v.v..

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Vi thể: Chắc chắn nhất, soi kính hiển vi tìm thấy nhiều hồng cầu. Muốn chính xác, cần làm cặn Addis đếm hồng cầu. Ở phụ nữ cần phải thông đái lấy nước tiểu thử, để tránh lẫn máu do kinh nguyệt.

Đại thể: Nước tiểu đỏ, đục, có khi có cục máu. Để lâu có lắng cặn hồng cầu.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt đái ra máu với:

Đái ra huyết cầu tố:

Nước tiểu màu đỏ, có khi sẫm như nước vối, để lâu biến thành màu bia đen. Tuy đỏ nhưng nước tiểu vẫn trong, để không có lắc cặn hồng cầu. Soi kính hiển vi không thấy hồng cầu. Bằng các phản ứng sinh hoá như Weber Meyer, bonzi in, pyrami on sẽ tìm thấy huyết cầu tố.

Đái ra Pocphyrin:

Pocphyrin là sản phẩm nửa chừng của hemoglobin, myoglobin, cytochrom… bình thường có độ 10 - 100g trong nước tiểu trong 24 giờ, với số lượng đó không đủ cho nước tiểu có màu. Trong trường hợp bẩm sinh di truyền, uống sunfamit, pyrami on, xơ gan, thiếu vitamin PP, B12, pocphyrin sẽ tăng lên và nước tiểu có màu đỏ rượu cam nhưng trong, không có lắng cặn. Soi kính hiển vi, không có hồng cầu.

Nước tiểu những người bị bệnh gan:

Viêm gan do virut, tắc mật…cũng có màu nâu sẫm như nước vối. Nếu dây ra quần áo trắng, có màu vàng, để lâu không có lắng cặn, xét nghiệm nước tiểu có sắc tố mật.

Nước tiểu có màu đỏ:

Do uống đại hoàng, phenol sunfon phtalein.

Chẩn đoán vị trí

Cần làm nghiệm pháp 3 cốc để xem đái ra máu xuất phát từ đâu: lần lượt đái vào 3 cốc bằng nhau xem cốc nào có máu, hay đúng hơn là cốc nào có nhiều máu nhất.

Đái ra máu đầu bãi: Cốc 1 có nhiều máu: đái ra máu do tổn thương niệu đạo.

Đái ra máu cuối bãi: Cốc 3 có nhiều màu: đái ra máu do tổn thương bàng quang.

Đái ra máu toàn bộ: Cả ba cốc cùng có máu như nhau: đái ra máu do tổn thương thận hoặc do bàng quang.

Nghiệm pháp này chỉ có giá trị rất tương đối để chấn đoán sơ bộ. Muốn phân biệt chính xác đái ra máu từ thận hay bàng quang, phải phân lập nước tiểu từ niệu quản xuống.

Thăm khám

Cần đặc biệt chú ý:

Hỏi bệnh

Hỏi tiền sử đái ra máu, thời gian, khối lượng, hoàn cảnh xảy ra đái ra máu đang nghỉ ngơi hay đang lao động nặng, các triệu chứng kèm theo như cơn đau quặn thận, đái buốt, đái rắt, đái đục.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Làm công thức máu để biết tốc độ máu chảy.

Thử urê máu..

Xét nghiệm nước tiểu: tìm hồng cầu, bạch cầu…

X quang: Chụp thận có cản quang qua tĩnh mạch hay ngược dòng để tìm nguyên nhân.

Soi bàng quang: Để tìm nguyên nhân chảy máu bàng quang. nếu cần có thể phân lập nước tiểu từ thận xuống.

Nguyên nhân

Đái ra máu đại thể

Tổn thương có thể nằm ở ba nơi:

Ở niệu đạo:

Giập niệu đạo do chấn thương.

Ung thư tiến liệt tuyến.

Polip niệu đạo: Chỉ gặp ở phụ nữ.

Ở bàng quang:

Viêm bàng quang:

Do lao: Có triệu chứng viêm bàng quang kéo dài, phải soi bàng quang mới chẩn đoán được.

Do sỏi bàng quang: Hay gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Cần phải soi bàng quang hoặc chụp x quang bàng quang.

Khối u bàng quang:

Ung thư bàng quang: Hay gặp loại ung thư cổ bàng quang. rất hiếm thường gặp ở người già.

Polip bàng quang: Chỉ có đái ra máu đơn thuần, nhiều lần. Phải soi bàng quang mới thấy được.

Schistosoma bàng quang:

Schistosoma có thể đi đến tĩnh mạch bàng quang, để ở đó rồi làm tắc tĩnh mạch bàng quang và gây vỡ tĩnh mạch niêm mạc bàng quang. Phải soi bàng quang và tìm Schistosoma trong máu. Ở nước ta bệnh này rất hiếm.

Ở thận:

Sỏi thận: Những sỏi nhỏ dễ gây đái ra máu hơn sỏi to, thường hay xảy ra khi làm việc mệt mỏi, lao động nặng, sau cơn đau quặn thận. Sỏi thận có thể gây ứ nước bể thận và gây viêm mủ bể thận. Do đó có thể gây đái ra máu phối hợp với đái ra mủ.

Lao thận: Thời kỳ đầu, gây đái ra máu vit thể, nếu nặng, thành hang sẽ gây đái ramáu đại thể. Đái ra máu ở đây xảy ra bất kỳ lúc nào, lúc đang làm việc hay nghỉ ngơi.

Ung thư thận: Triệu chứng chủ yếu là đái ra máu tự nhiên, nhiều lần. Khám thấy thận to, giãn tĩnh mạch thừng tinh. Hay gặp ở nam giới, người già.

Thận nhiều nang: Cũng có thể gây đái ra máu đại thể, nhưng ít gặp. Thường hay gây đái ra máu vi thể. Khám thấy cả hai thận đều to.

Do giun chỉ: Giun chỉ có thể làm tắc và gây vỡ bạch mạch đồng thời gây vỡ cả mạch máu đi kèm, gây nên hiện tượng đái ra dưỡng chấp và đái ra máu đồng thời. Thường hay tái phát nhiều lần.

Cục máu động mạch thận, tĩnh mạch thận: Nếu to sẽ gây đái ra máu đại thể, nhỏ sẽ gây ra máu vi thể. Hay gặp trong bệnh tim, do cục máu trong tim vỡ ra, đi tới thận (maladie thomboembolique).

Do ngộ độc: Axetanilit, nitrotoluen, cantarit, axit picric, Na salixylat phatalein, lá cây đại hoàng, photpho.

Do truyền máu không cùng loại: Gây viêm ống thận cấp, dẫn đến vô niệu hoặc đái ra máu.

Do bệnh toàn thân:

Các bệnh máu ác tính: Bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu chậm đông cũng có thể gây đái ra máu. Nhưng ngoài đái ra máu còn có những triệu chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng…làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.

Dùng Thu*c chống đông: Heparin, icoumarol… nếu dùng quá liều sẽ gây chảy máu (đái ra

máu, ia ra máu, máu cam…) cần theo dõi tỷ lệ protrombin ở những người bệnh dùng Thu*c này, khi xuống quá 40% phải ngừng Thu*c.

Đái ra máu vi thể

Những nguyên nhân trên thường gây đái ra máu đại thể nhưng cũng co khi gây đái ra máu vi thể, vậy nó cũng là những nguyên nhân của đái ra máu vi thể. Ngoài ra đái ra máu vi thể còn có những nguyên nhân khác.

Viêm thận cấp và mạn:

Gây đái ra máu vi thể kéo dài. Theo dõi số lượng hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu giúp cho tiên lượng bệnh đã ổn định hay còn tiến triển.

Bệnh tim:

Hay gây nhồi máu nhỏ ở thận, và nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu.

Osler nhiễm khuẫn máu(do tụ cầu):

Gây những apxe nhỏ ở thận, và cũng gây đái ra máu vi thể. Ở đây, ngoài đái ra hồng cầu, còn đái ra bạch cầu.

Tuy nhiên, những nguyên nhân đái ra máu vi thể trên đây đôi khi cũng gây đái ra máu đại thể rất nguy hiểm.

Tóm lại

Muốn chẩn đoán đái ra máu chính xác phải làm cặn Addis.

Việc chẩn đoán nguyên nhân đái ra máu:

Ở niệu đạo thường dễ. Còn lại hai nguyên nhân gây đái ra máu chủ yếu là thận và bàng quang.

Đái ra máu ở bàng quang:

Thường kèm theo các triệu chứng đái buốt, đái rắt. Cần phải soi bàng quang để chẩn đoán chắc chắn. Gồm các nguyên nhân chủ yếu:

Nữ giới: Viêm bàng quang không do lao.

Nam giới: Sỏi bàng quang.

Người già: Ung thư cổ bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến.

Chung cho cả nam và nữ: Lao bàng quang.

Nếu loại trừ nguyên nhân đái ra máu do bàng quang cần nghĩ đến nguyên nhân ở thận, và nguyên nhân này hay gặp nhất, gặp 9 - 10 lần so với nguyên nhân đái ra máu ở bàng quang.

Viêm thận cấp và mạn: Chiếm vai trò chủ yếu của đái ra máu vi thể.

Sỏi thận: Chiếm vai trò chủ yếu của đái ra máu vi thể.

Lao thận.

Ung thư thận.

Ba bệnh sau thường gây đái ra máu đại thể.

Thành viên Dieutri.vn

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/trieuchungnoi/dai-ra-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thường được dùng chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát, táo bón, bệnh ngoài da. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.
  • Dược liệu Dây xanh lông có Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, khư phong trừ thấp. Rễ dùng chữa: Sưng hầu họng; Thận viêm thuỷ thũng, sỏi niệu đạo, niệu đạo viêm nhiễm; Đau dây thần kinh hông, chấn thương đau nhức. Thân dùng làm Thu*c lợi tiểu và làm giảm sưng đau chân.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Cọ cảnh Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thu sáp, cầm máu. Sao cháy đen trị nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết, khí hư, ngoạithương xuất huyết, ghẻ lở hắc lào. Dùng tươi sắc uống trị đái ra máu. Dùng ngoài nghiền thành bột rắc.
  • Theo đông y, dược liệu Nghể hoa đầu Vị đắng, cay, tính nóng; có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu. Ở Trung Quốc, được dùng trị lỵ, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, đau phong thấp, đòn ngã tổn thương, lở mẩn ngứa. Có thể dùng trị lạnh bụng, đái ra máu.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Rau cần có vị ngọt, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, cầm máu. Quả có tác dụng chống đầy hơi, chống nôn.
  • Theo y học cổ truyền, cây Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa. Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm Thu*c chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ.
  • Theo y học cổ truyền, Diếp dại Vị nhạt, tính mát; có tác dụng tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc. Lá và ngọn non nấu canh hay xào ăn ngon. Toàn cây được dùng làm Thu*c trị cảm mạo, lỵ, viêm kết mạc cấp tính, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm niệu đạo, đái ra máu, mụn nhọt sưng lở....
  • Theo Đông Y, Kê cốt thảo Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau. Ở Trung quốc, người ta dùng toàn cây trị: Viêm gan cấp và mạn tính, hoàng đản, xơ gan cổ trướng, đau gan; Viêm nhiễm đường tiết niệu, đái ra máu; Phong thấp đau nhức xương khớp, đòn ngã tổn thương; Viêm hạch bạch huyết cổ, rắn cắn; Nóng sốt vào mùa hạ.
  • Đái ra mủ nhiều, mắt thường có thể thấy nước tiểu đục, đái ra mủ nhẹ, nước tiểu vẫn trong, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được.
  • Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY