Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cọ cảnh - Trachycarpus fortunei (Hook.f.) H.Wendl

Theo y học cổ truyền, dược liệu Cọ cảnh Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thu sáp, cầm máu. Sao cháy đen trị nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết, khí hư, ngoạithương xuất huyết, ghẻ lở hắc lào. Dùng tươi sắc uống trị đái ra máu. Dùng ngoài nghiền thành bột rắc.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cọ cảnh

Cọ cảnh - Trachycarpus fortunei (Hook.f.) H.Wendl., thuộc họ Cau - Arecaceae.

Mô tả: Thân cột thấp không vượt quá 10m, mọc đơn độc, phủ đầy những thớ sợi chéo nhau và bao bởi những bẹ lá tồn tại lâu. Lá dạng quạt, màu lục sẫm, xếp lại, đường kính 50-70cm hay hơn, có màu sẫm hay mốc; phiến lá bị cắt tới giữa thành những thùy hình dải có rãnh, chẻ đôi ở ngọn thành hai thùy tù; cuống lá mảnh và dài, tròn ở mặt dưới, có rãnh ở mặt trên, hơi có gai hoặc hoàn toàn nhẵn, cũng dài bằng đường kính của phiến. Hoa nhiều, màu vàng, xếp trên những bông mo thõng xuống bao bởi những mo màu hung. Quả nhỏ màu xanh lam, chứa 1 hạt.

Hoa tháng 4-5, quả tháng 11-12.

Bộ phận dùng: Cuống lá (Bẹ móc) Petiolus Trachycarpi; thường gọi là Tông bản.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc, Nhật Bản, có dáng đẹp, thường được gây trồng làm cây cảnh ở các công viên. Thu hái các cuống lá, trước và sau tiết Ðông chí (22/12), đem chẻ nhỏ, đốt thành than mà dùng.

Thành phần hoá học: Có tanin, chất cellulos.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thu sáp, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Sao cháy đen trị nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết, khí hư, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở hắc lào. Dùng 4-12g sắc uống. Dùng tươi sắc uống trị đái ra máu. Dùng ngoài nghiền thành bột rắc.

Ghi chú: Nhiều bộ phận khác của cây cũng được sử dụng ở Trung Quốc: 1. Hoa cọ cảnh (Tông lư hoa) vị chát, tính mát, có tác dụng tránh thụ thai; đến kỳ kinh nguyệt, lấy 1 nắm hoa nấu với thịt hoặc sao với gạo ăn; 2. Quả cọ cảnh (Tông lư tử) vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng làm se, cầm máu, dưỡng huyết, trị nôn ra máu, đái ra máu, kiết lỵ, băng huyết, rong kinh, khí hư, mỗi lần 12-20g sắc uống; 3. Rễ cọ cảnh (Tông lư căn) có tác dụng làm se, cầm máu, làm săn ruột, cầm lỵ, trị nôn ra máu, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết khí hư, dao chém thương tích. Dùng mỗi lần 40-80g sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Hình ảnh cây Cọ cảnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-co-canh-trachycarpus-fortunei-hookf-hwendl)

Tin cùng nội dung

  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Theo y học cổ truyền, hạt lười ươi có vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yết hầu, thanh trường thông tiện.
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khí hư bạch đới là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch ....
  • Cháu nhà em được 5 tuổi, cháu thường hay bị chảy máu mũi. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh này.
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY