Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Đánh cược tính mạng khi qua sông mùa lũ

Những ngày qua, do nước sông Mã dâng cao, chính quyền địa phương tại 2 xã Cẩm Tân và Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) phải cắt cầu phao tạm, khiến hàng nghìn nhân khẩu ở các xã phía Nam huyện này phải “cược mạng” qua sông trên những chuyến đò mong manh và không có áo phao cứu hộ.

Mỗi khi mùa mưa lũ về, nước trên sông Mã dâng cao, cây cầu lại bị vô hiệu hóa, buộc chính quyền 2 xã Cẩm Tân và Cẩm Vân (Thanh Hóa) lại phải dùng đò để phục vụ nhu cầu qua lại của người dân. Năm nay, khoảng nửa tháng trở lại đây, chính quyền địa phương phải cắt cầu và dùng đò. Điều này đồng nghĩa với việc người dân phải “đánh cược” mạng sống của mình để qua sông trước những mối hiểm họa luôn tiềm ẩn dưới những con sóng.

Anh nguyễn văn huynh - xã cẩm tân cho hay: một năm các cháu học sinh và người dân có 5 tháng phải đi đường đò do nước sông mã dâng cao. nếu không muốn đi đò, người dân buộc phải đi lên trung tâm huyện cẩm thủy xa hơn 30 km hoặc đi xuống huyện yên định thì xa hơn 40 km, nên việc đi lại đang gặp nhiều khó khăn. mặc dù, biết đi qua đò nguy hiểm nhưng do đây là con đường duy nhất nên mỗi ngày có trên 1.000 người vẫn phải đi lại qua sông; trong đó, có 233 học sinh thuộc 3 cấp học của 2 xã, hơn 500 lao động làm việc tại các nhà máy may khu vực huyện vĩnh lộc và nhiều hộ dân ở các thôn tiên lăng, thôn đồi trông, thôn quan phát phải qua sông để canh tác trên diện tích 100ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực phía bắc sông mã.

“Mỗi khi nước lớn thì cả xã coi như là vùng cô lập. Cũng bởi những cách trở, mà tình hình sản xuất nông nghiệp phía bên kia bờ kém hiệu quả. Những ngày lũ lớn trên sông, học sinh gần như phải nghỉ ở nhà không thể đến lớp” - anh Huynh nói.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào khoảng 11h ngày 24/9, trên bờ Bắc sông Mã (thuộc xã Cẩm Tân), hàng chục người lao động cùng học sinh chen lấn xuống bến để ra về, dưới con đò mong manh là dòng sông mùa nước lũ đỏ ngầu, cuộn chảy. Tuy nhiên, ngoài số phao bơi được buộc cố định bên mạn đò, hầu hết khách qua đò đều không được trang bị áo phao cứu hộ...

Em lê huy giang - một học sinh lớp 11, trường thpt cẩm thủy 2 cho biết: “vẫn biết chen chúc nhau trên đò để sang sông là rất nguy hiểm, nhưng nếu không như vậy thì chúng em sẽ muộn giờ học. khi tan học cũng phải về nhanh còn ăn cơm chuẩn bị cho buổi học chiều”.

Theo bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân, việc đò chở người với số lượng đông như phản ánh, xã cũng đã chấn chỉnh nhiều lần nhưng vì ý thức của người dân và sự cả nể của nhà đò đã dẫn đến đò chở người vượt quá quy định. Sau khi tiếp nhận thông tin, xã sẽ làm việc lại với nhà đò, đồng thời cử người giám sát chặt chẽ về việc này để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.

Nói về vấn đề bức thiết tại cầu phao cẩm vân, ông lê văn trung, bí thư huyện ủy cẩm thủy cho biết: thực trạng đang diễn ra tại cầu phao xã cẩm vân đã kéo dài trong suốt nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu để giải quyết cho nhu cầu của người dân. mới đây, trong buổi làm việc với chính quyền huyện cẩm thủy, bí thư tỉnh ủy thanh hóa đỗ trọng hưng đã thống nhất chủ trương cho xây dựng một cây cầu cứng tại vị trí cầu phao hiện nay. dự án sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

“Trước mắt, trong khi dự án chưa được triển khai, chúng tôi sẽ chỉ đạo chính quyền các xã giám sát chặt chẽ hoạt động chở đò, đảm bảo an toàn cho người dân mỗi khi qua sông. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí để địa phương tu sửa, gia cố lại cầu phao phục vụ người dân sau khi nước lũ rút”- ông Trung nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/danh-cuoc-tinh-mang-khi-qua-song-mua-lu-5667379.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY