Một số công dụng của đỗ đen
Giúp thanh lọc cơ thể
Mỗi ngày uống nước đậu đen để thanh lọc cơ thể. dùng từ 20 đến 40g đậu đen để nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.
Giúp giải rượu, chữa nhức xương
Đem đậu đen nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời việc này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu giải rượu.
Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.
Ngăn ngừa ung thư
Selen là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng cũng có thể được tìm thấy trong đỗ đen. Selen đóng một vai trò trong chức năng của enzyme gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, selen có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u.
Saponin trong đỗ đen cũng giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể. việc hấp thụ chất xơ từ trái cây và rau quả như đỗ đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Đỗ đen chứa nhiều folate, có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA.
Ảnh minh họa
Chữa tiểu dắt,táo bón
Đem ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập uống nước đậu đen với tỏi này vào sáng sớm, uống trong thời gian 15 ngày để thanh nhiệt thanh lọc cơ thể làm cơ thể mát lên giảm được việc táo bón tiểu dắt.
Giảm huyết áp
Duy trì lượng natri thấp là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. đậu đen có hàm lượng natri tự nhiên thấp đồng thời chứa kali, canxi và magiê, tất cả đều có tác dụng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Ngăn ngừa bệnh tim
Đỗ đen chứa một hàm lượng lớn chất xơ, kali, folate, vitamin b6 và phytonutrient, đồng thời nó cũng không chứa cholesterol. những đặc điểm này đều chứng tỏ đỗ đen có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. chất xơ trong đỗ đen giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Vitamin B6 và folate ngăn ngừa sự tích tụ của một hợp chất được gọi là homocysteine. Khi lượng homocysteine tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tim.
Quercetin và saponin có trong đậu đen cũng giúp bảo vệ tim mạch. quercetin là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ chống lại các tổn thương do cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (ldl) gây ra.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng saponin giúp giảm lượng lipid và cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.
Những người không nên ăn đậu đen
Những người có thân nhiệt tính hàn
Những người thuộc thể hàn lạnh thường có các biểu hiện về sức khỏe như mệt mỏi, chân tay lạnh, thiếu lực, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy… thì khi ăn đỗ đen càng làm bệnh tình thêm trầm trọng. nếu tiếp tục sử dụng có thể dẫn đến đau bụng, đi ngoài gây ra mất nước khiến cho cơ bắp, khớp đau nhức.
Người đang trong quá trình dùng thuốc
Đậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa.
Người đang trong quá trình sử dụng nhiều loại thuốc, khi ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. do đó, để biết bạn có thể ăn đậu đen không, hãy xin ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người mắc bệnh thận
Đậu đen có hàm lượng protein thực vật cao, qua quá trình chuyển hóa cuối cùng một phần lớn sẽ biến thành chất thải chứa nitơ và được thận bài tiết ra bên ngoài. Nếu nạp quá nhiều protein đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng lên thận, lâu dài sẽ khiến chức năng thận suy giảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.
Người già, trẻ nhỏ, người có thể chất yếu ớt
Thành phần protein dồi dào trong đậu đen làm cho người già, trẻ nhỏ hay người có thể trạng yếu khó có thể tiêu thụ hết, do đó, khi uống nước đỗ đen dễ xảy ra các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng… chất phytate có trong đậu đen còn gây cản trở hấp thu các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương.
Bệnh nhân bị gút
Do trong đậu có chứa nhiều nhân purin, có thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric, lắng đọng acid uric trên xương khớp gây ra bệnh gút. ăn nhiều đậu đen có thể khiến tình trạng bệnh gút nặng hơn.
Người kinh nguyệt không đều
Những người bị chậm kinh không nên ăn đậu đen, vì đậu đen có thể làm chậm quá trình rụng trứng.
Lưu ý khi uống đậu đen
Không nên cho thêm đường
Dùng nước đậu đen rang, không đường là tốt nhất cho sức khỏe. với người vận động nhiều có thể thêm một chút muối khi uống để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể.
Tránh dùng quá nhiều đậu đen trong một lúc
Dù nước đậu đen khá lành tính nhưng rất có hại nếu chúng ta sử dụng quá nhiều, nhất là khi uống thay nước vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu các chất trong cơ thể. đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi nếu dùng nước đậu đen thay nước uống có thể khiến trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng dẫn tới tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng.
Đối với những người khỏe mạnh một ngày chỉ nên uống 1 ly nước đậu đen.
Người có bệnh lý chỉ nên dùng tuần 1-2 ly nước đậu đen mà thôi.
Một số thực phẩm không nên kết hợp với đậu đen
Không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, đậu thầu dầu, ngũ sâm...trong khẩu phần ăn thường ngày, vì chúng sẽ phản ứng với nhau ảnh hưởng khi dùng.
Theo Tiền phong
Link bài gốc Lấy link
https://tienphong.vn/dau-den-la-vua-cua-cac-loai-dau-mang-lai-nhieu-loi-ich-nhung-dai-ky-voi-nhung-nguoi-nay-post1446327.tpoTheo Tiền phong
Chủ đề liên quan:
công dụng của đỗ đen đậu đen đỗ đen ngăn ngừa ung thư Những người không nên ăn đậu đen thanh lọc cơ thể