Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dấu hiệu sớm tố bạn có thể bị ung thư bàng quang, đi khám ngay kẻo muộn

Ung thư bàng quang thường gặp ở cơ quan tiết niệu Sinh d*c (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…). Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng hàng thứ 4 (nam giới, sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng) và đứng hàng thứ 7 (nữ giới).

Ung thư bàng quang gặp phổ biến hơn ở người già, chỉ có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện đái máu vi thể. Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.

Do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này bạn cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ.

Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không. Ngoài ra bạn có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.

Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...

Dấu hiệu sớm 'tố' bạn có thể bị ung thư bàng quang, đi khám ngay kẻo muộn - ảnh 2Ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, *m đ*o ở nữ. Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ cho biết, nếu bạn không phát hiện được 2 triệu chứng phía trên thì vẫn còn một dấu hiệu rõ ràng khác. Lúc ung thư bàng quang bắt đầu phát triển ở khoang chậu, nó sẽ dần sưng lên ở bụng dưới và có thể thấy rõ bằng mắt thường. Nếu khối u phát triển trong bàng quang thì lúc nó lớn lên, bạn còn nhận thấy được bằng cách sờ nữa đấy.

Bên cạnh đó, các khối u ngày càng di căn sẽ hấp thụ dần dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó làm bạn tụt cân và mệt mỏi đi trông thấy. Mặt của bạn sẽ trở nên thiếu sức sống và ngả vàng, da mặt cũng dần mỏng đi. Lúc này, cách chẩn đoán chính xác nhất chính là đi siêu âm bàng quang hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh

Nếu có những dấu hiệu này, có thể là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu. Tuy nhiên những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là bạn đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính. Nhưng ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, *m đ*o ở nữ.

Các bác sĩ khuyên nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, cứ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện những bất thường sớm nhất. Hơn thế nữa, cần phải để ý bản thân mình trước các dấu hiệu lạ của cơ thể, đặc biệt là lúc bạn bị tiểu máu.

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút Thu*c lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ Thu*c lá, có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán; tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.

Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ. Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao. Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hoá chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.

Một tuần thế giới thêm 50.371 ca Tu vong do COVID-19

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong vòng một tuần qua (13-20/4), thế giới ghi nhận thêm 548.538 trường hợp mắc mới và 50.371 Tu vong do COVID-19.

Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn 'tìm' COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật RT- PCR. Trong đó có 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (22 các cơ sở Y tế tuyến Trung ương và các Bệnh viện, 14 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế).

Lập chốt kiểm soát ngay cổng bệnh viện, giãn cách bệnh nhân chống lây nhiễm COVID-19

Trước nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong bệnh viện, đặc biệt tại các đơn vị có số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị đông, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện triển khai nhiều biện pháp cụ thể, quyết liệt để phòng chống dịch.

Bộ Y tế hướng dẫn cách khử khuẩn trường học chống COVID-19

Nhiều địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ vì dịch COVID-19. Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.

Trẻ đang học ở trường bị khó thở, ho, sốt phải làm thế nào?

Hiện một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học.

Cách tránh stress trong giai đoạn dịch COVID-19 ‘hoành hành’

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/dau-hieu-som-to-ban-co-the-bi-ung-thu-bang-quang-di-kham-ngay-keo-muon-1646600.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY