Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dấu hiệu ung thư ruột dễ bỏ qua, phát hiện được thường đã muộn

Ung thư ruột, còn được gọi là ung thư đại trực tràng. Tùy thuộc vào nơi mà ung thư bắt đầu, ung thư ruột có thể được gọi là ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở cả nam giới và phụ nữ và thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Ảnh minh họa: Internet

Nguy cơ mắc bệnh tự nhiên

Những nguyên nhân góp phần gây ra ung thư ruột già mà bệnh nhân không thể kiểm soát được bao gồm:

Độ tuổi: Hầu hết người mắc bệnh ung thư ruột già đều trên 50 tuổi

Tiền sử bệnh án: Bệnh nhân đã mắc polyp đại trực tràng hoặc bị viêm ruột từ trước

Tiền sử gia đình: Có người thân trong nhà bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại tràng tiền ung thư

Nguy cơ mắc bệnh do lối sống

Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn đối với những người:

Ăn nhiều thịt đỏ nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được chế biến sẵn (đồ đóng hộp)

Béo phì, có quá nhiều mỡ bụng

Không tập thể dục thường xuyên

Uống rượu và hút Thu*c: Uống rượu nhiều và hút Thu*c lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột. Các chất độc hai trong rượu và Thu*c lá có thể thẩm thấu trực tiếp qua lớp niêm mạc ruột. Nếu quá trình này xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương lớp niêm mạc hoặc dẫn đến ung thư.

Triệu chứng ung thư ruột

Các triệu chứng của ung thư đường ruột thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các nhóm ung thư khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa. Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:

Thay đổi thói quen tiêu hóa: Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón

Xuất hiện máu trong phân: Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.

Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.

Thiếu máu: người bện có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Xì hơi nhiều: Xì hơi và bệnh đường ruột có mối liên quan với nhau. Thông thường, xì hơi thường không có mùi quá rõ rệt nhưng nếu gần đây bạn xì hơi nhiều, nặng mùi thì rất có thể là do khối u xuất hiện ở trực tràng, gần hậu môn vì vậy bạn nên thận trọng.

Đi đại tiện nhiều hơn: Ở những bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn đầu, thói quen đi đại tiện sẽ thay đổi, biểu hiện rõ ràng hơn là số lần đi đại tiện tăng lên.

Người bình thường đi đại tiện từ 1 đến 3 lần/ngày, nhưng nếu bạn thấy số lần đi đại tiện tăng đột ngột, luôn bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ thì bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể đó là do ung thư ruột.

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/dau-hieu-ung-thu-ruot-de-bo-qua-phat-hien-duoc-thuong-da-muon-20210705163344192.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY