(chinhphu.vn) – sau những ngày kiên cường ứng phó với dịch bệnh. đến thời điểm này, đợt bùng phát dịch lần thứ tư khốc liệt do biến chủng delta gây ra đã cơ bản được khống chế. các “chiến sĩ áo trắng” trong đoàn quân “nam tiến” đang thu xếp công việc, bàn giao lại cho các đồng nghiệp sở tại để trở về với gia đình và công việc thường nhật.
Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát khốc liệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hàng vạn y bác sĩ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội, công an đã gác lại việc riêng, xung phong lên đường chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để ngăn chặn và đẩy lùi đợt dịch này, cả nước đã huy động, điều động một lực lượng lớn nhân lực của y tế, quân đội, công an với gần 300.000 lượt cán bộ của Trung ương và các địa phương hỗ trợ cho TPHCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác. Trong đó, ngành y tế đã huy động 19.787 cán bộ y tế (3.183 bác sĩ, 6.340 điều dưỡng, 227 nhân viên kỹ thuật y tế, 847 giảng viên, 7.841 sinh viên và 1.349 cán bộ y tế khác). Lực lượng quân đội huy động 133.114 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, lực lượng quân y. Lực lượng công an cũng đã huy động 126.000 lượt cán bộ, chiến sĩ.
Hòa trong “đoàn quân nam tiến”, điều dưỡng viên nguyễn văn mạnh cùng các y bác sĩ bệnh viện hữu nghị việt – xô đã lên đường tình nguyện vào chống dịch tại tỉnh tiền giang. tại đây đoàn công tác trực tiếp vận hành trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân covid-19 (trung tâm icu) đặt tại bệnh viện lao và bệnh phổi tiền giang, thu dung, điều trị cho các bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch. đây là cơ sở điều trị tuyến cuối thuộc “tháp điều trị 3 tầng” của bộ y tế. trung tâm được chia làm 3 tầng, tương ứng với khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, nặng đến nhẹ và đủ điều kiện xuất viện.
Có lẽ ký ức không thể nào quên trong những ngày trực chiến tại Trung tâm ICU Tiền Giang của điều dưỡng Nguyễn Văn Mạnh là lần anh cùng đồng nghiệp cõng bệnh nhân, ôm bình ô xy từ tầng 3 xuống tầng 1, giành lại sự sống trong gang tấc.
Hơn 10 giờ đêm tại tầng 3 khu hồi sức - nơi theo dõi, điều trị bệnh nhân nhẹ và trung bình. Một bệnh nhân 66 tuổi, lúc tỉnh, lúc mê, có biểu hiện suy hô hấp, nồng độ ô xy trong máu (SPO2) chỉ đạt 71%. Dù kíp trực đã tiến hành các thủ thuật sơ cứu tại chỗ, nhưng tình hình vẫn không cải thiện, buộc phải di chuyển bệnh nhân thật nhanh xuống tầng 1 (khu vực điều trị cho các ca bệnh nặng, nguy kịch) để cấp cứu. Tuy nhiên, lúc này cả kíp trực chỉ có 3 người (1 nam và 2 nữ), người bệnh lại đang diễn biến xấu rất nhanh. Đưa bệnh nhân bằng cáng xuống 3 tầng lầu vừa tốn thời gian và vừa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
“Để em cõng cho nhanh”, Nguyễn Văn Mạnh dứt khoát rồi cùng các đồng nghiệp, người thì cõng bệnh nhân, người đỡ lưng, người thì ôm bình oxy nặng gần 20kg nhanh chóng di chuyển xuống tầng một. Vào đến phòng cấp cứu, chỉ số SPO2 của bệnh nhân chỉ còn 43%, rồi 39%....
Trong tình thế khẩn cấp đó, cả kíp trực nhanh chóng tiến hành các thủ thuật cấp cứu, đặt máy thở, đường truyền, mắc monitor theo dõi các chỉ số sinh tồn,… “May quá, SPO2 lên rồi lên rồi, cố lên cố lên, không phải đặt nội khí quản nữa rồi”, kíp trực vui mừng... cứ thế, chỉ số SPO2 nhích lên dần ở mức 60, 65,... rồi 91%. Người bệnh đã vượt qua cơn nguy kịch, từ cõi ch*t trở về.
Điều dưỡng Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ: Khi nhận thấy người bệnh có những biểu hiện diễn biến xấu nhanh, trong đầu tôi chỉ nghĩ phải khẩn trương cấp cứu, cố gắng cứu sống được người bệnh. Bệnh viện lại không có thang máy, cơ sở vật chất hạn chế, mà chỉ có 3 chị em, việc vận chuyển bằng cáng là không khả thi, vì thế tôi cùng mọi người đã ngay lập tức cõng bệnh nhân xuống phòng cấp cứu. Thật may, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Điều dưỡng Nguyễn Văn Mạnh hướng dẫn cho các nhân viên y tế Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Tiền giang chăm sóc bệnh nhân thở máy.
Trên đây chỉ là một ví dụ, trong vô số những tình huống thực tiễn các thầy thu*c làm việc trong khu điều trị bệnh nhân covid-19 nặng, nguy kịch hằng giờ, hằng phút phải đối mặt. bởi với biến chủng delta quái ác, tất cả các bệnh nhân đều có nguy cơ diễn biến nặng lên và chuyển biến xấu rất nhanh, các nhân viên y tế phải luôn trong tâm thế sẵn sàng.
Không khó để tìm thấy những hình ảnh, clip, thông tin về cuộc chiến với COVID-19 trong mỗi phòng ICU trên các cơ quan truyền thông, báo chí,… Có thể ví nơi đây như một chiến trường ác liệt. Nơi chiến tuyến được phân đôi rõ rệt. Một bên là người bệnh và các thầy Thu*c. Bên kia là kẻ hủy diệt vô hình virus SARS-CoV-2. Người bệnh cùng các thầy Thu*c từng giây, từng phút đối mặt ‘chiến đấu” với tử thần.
Cuộc chiến trong phòng ICU tuy là cuộc chiến không tiếng súng, nhưng thương vong là có thật. Ở nơi này sự sống thật mong manh. Ranh giới giữa sự sống và cái ch*t chỉ trong một gang tấc. Trong phòng ICU, mọi biến cố đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Không ít bệnh nhân hôm trước còn tỉnh táo, nói chuyện với các y bác sĩ, còn gọi điện, nhắn tin về cho người thân, nhưng chỉ ngay ngày hôm sau thôi, bỗng trở nặng rất nhanh và ra đi mãi mãi. Mỗi khi trong phòng xuất hiện 1 chiếc giường trống. Có thể một bệnh nhân đã chiến thắng dịch bệnh. Nhưng cũng có thể là một trái tim đã ngừng đập, một người vừa trút hơi thở cuối cùng. Họ đã bước qua lằn ranh sinh tử.
Mỗi ca trực đêm của nhân viên y tế trong phòng ICU thường kéo dài từ 21.00’ hôm trước tới 7.00’ hôm sau. Trong "đêm trắng", họ không thể uống nước, đi vệ sinh hay thậm chí là lau nước mắt mỗi khi phải “bất lực chứng kiến người bệnh qua đời”. Chính vì vậy, với mỗi người “chiến sĩ áo trắng”, khi đã mặc trên người bộ đồ bảo hộ bước vào phòng ICU, họ đều xác định tâm thế, vất vả, mệt mỏi, thậm chí kiệt sức vì lao lực nhưng vẫn phải cố gắng, làm được gì, chăm sóc được cho bệnh nhân thì cũng phải làm tối đa, không ngại ngần gì hết, miễn sao có ít bệnh nhân chuyển nặng và ít người Tu vong nhất. Đã vào đến mặt trận này rồi thì phải như vậy! Bởi giành lại sự sống cho bệnh nhân, giành lại môi trường y tế công cộng an toàn cho nhân dân chính là tâm nguyện và lẽ sống của của những người thầy Thu*c.
Như chia sẻ của một thành viên trong đoàn công tác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô: Mỗi kíp trực, chúng tôi phải liên tục theo dõi và chăm sóc cho 18 bệnh nhân diễn biến nặng. Trực ca đêm, ai cũng đều mệt mỏi, nhưng vì tính mạng của người bệnh cũng như trách nhiệm của một nhân viên y tế, chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực từng giây, từng phút, chỉ mong sao người bệnh được khỏe mạnh, đó cũng là niềm vui, động lực để chúng tôi tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến cam go này.
bên trong khu điều trị bệnh nhân covid-19 nặng.
Sau những chuỗi ngày dài cả nước chung sức đồng lòng, cùng nhân dân TPHCM và các tỉnh phía Nam kiên cường ứng phó đại dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã được đẩy lùi, cơ bản chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh. Tại những địa bàn vốn trước đây được coi là “điểm nóng, tuyến lửa”, cuộc sống bình thường mới đang dần trở lại ngày càng đậm đà hơn những sắc thái của sự hồi sinh.
Ngày 6/10, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc rút nhân lực y tế chi viện chống dịch COVID-19 trở về các địa phương công tác. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, điều dưỡng Nguyễn Văn Mạnh cho biết, đến hôm nay (7/10), qua gần 2 tháng anh cùng đoàn cán bộ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô bám trụ tại Trung tâm ICU Tiền Giang, hiện tình hình dịch bệnh ở Tiền Giang đã tạm ổn, anh cùng đoàn công tác đang làm thủ tục bàn giao lại cho địa phương để “rút quân”.
Đẩy lùi được dịch bệnh, các “chiến sĩ áo trắng” trở về với gia đình, người thân và công việc thường nhật. Tuy nhiên, chia sẻ với báo chí, nhiều người vẫn nặng những ưu tư, bởi dịch bệnh tuy đã được khống chế trên phạm vi cả nước những vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, độ bao phủ vaccine của cả nước vẫn chưa đủ để tạo ra miễn dịch cộng đồng; khả năng xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với độc lực cao hơn vẫn từng ngày, từng phút đe dọa cuộc sống bình yên của cộng đồng, công cuộc phòng chống dịch bệnh, gắn với khôi phục và phát triển KT-XH trên cả nước vẫn còn không ít ngổn ngang, thử thách phải đối mặt…
Vì lẽ đó, khi cả nước trở lại với cuộc sống bình thường mới, hơn lúc nào hết, từ mỗi người dân, đến các cơ quan, doanh nghiệp và các cấp chính quyền đều cần phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh” và các khuyến cáo của cơ quan y tế, “để không còn những cuộc ra quân”, như tâm nguyện của những “chiến sĩ áo trắng” trên tuyến đầu chống dịch chia sẻ.
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân COVID-19 biến chủng Delta Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thanh Long chiến sĩ áo trắng đại dịch Covid-19 nam tiến