Tin tức hôm nay

Tin tức

Gia tăng ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện

Số bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây tại một số cơ sở y tế. Hầu hết các trường hợp này đều có bệnh lý nền và chưa tiêm vaccine mũi nhắc lại.

Gia tăng ca khám và nhập viện vì nhiễm Covid-19

Biến thể phụ của Omicron là BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam được cảnh báo có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 (biến thể phụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay) làm gia tăng ca nhiễm Covid-19 mới.

Thực tế, số ca nhiễm Covid-19 mới đang tăng cao trở lại trong một số ngày gần đây tại Việt Nam. Ngày 5/7, số ca mắc Covid-19 mới tăng vọt lên 989 ca, thêm 304 ca so với ngày trước đó.

Tại bệnh viện tuyến đầu điều trị Covid-19 ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị cho 61 bệnh nhân Covid-19. Trong số này có 18 bệnh nhân nặng, tăng hơn so với tháng 4, 5 và đầu tháng 6. Trong 18 bệnh nhân nặng có 2 ca phải thở oxy mask và 15 ca thở oxy, đều là người có bệnh nền.

Theo ThS, BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus Ký sinh trùng, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, trong tháng 4 và tháng 5, trung bình khoa tiếp nhận 1-2 ca Covid-19 mỗi ngày. Bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ chuyển nặng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 đến nay, bệnh nhân covid-19 ở nhóm người cần đến cơ sở y tế vào nhập viện gia tăng, mỗi ngày khoa tiếp nhận 7-10 bệnh nhân. so với tháng trước, số lượng bệnh nhân nhập viện đã tăng gấp đôi khiến khoa gần như kín chỗ. trong số những bệnh nhân nhập viện điều trị, có tới 1/3 ca trở nặng.

Khoa Hồi sức tích cực hiện có 20 giường hồi sức dành cho bệnh nhân Covid-19, tuy nhiên ở thời điểm này, tại đây đang điều trị cho 17 trường hợp nặng. Nếu so với 1 tháng trước, số bệnh nhân nặng phải vào Khoa Hồi sức tích cực đã tăng gấp đôi và hầu hết các ca này đều có bệnh nền.

Gần đây cũng ghi nhận sự tăng nhẹ ca nhiễm đến điều trị tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (Hoàng Mai, Hà Nội) thuộc Bệnh viện Đại học Y. Nếu như thời điểm tháng 4-5 có ngày bệnh viện không tiếp nhận ca bệnh nào, thì 2 đến 3 tuần nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 1-3 ca.

PGS, TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh viện hiện đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 2 ca phải thở oxy, còn lại là bệnh nhân nhẹ. Các bệnh nhân vào nhập viện chủ yếu là bệnh nền cần phải nằm viện điều trị, không có ca tái nhiễm.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Tình trạng gia tăng ca nhiễm cũng được ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong một vài ngày qua. Đặc biệt trong ngày 5/7, số ca tới khám Covid-19 tăng đột biến lên tới 20 bệnh nhân. Trước đó, tại đây trung bình một tuần chỉ ghi nhận 4-5 ca.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết, các trường hợp đến khám có cả người cao tuổi, trẻ em… và đa số ít nhất đã tiêm 2 đến 3 mũi nên triệu chứng nhẹ. Những trường hợp nhập viện chủ yếu do có bệnh lý nền.

Vaccine vẫn là vũ khí hữu hiệu

Ghi nhận tại các cơ sở y tế này, hầu như các bệnh nhân covid-19 vào nhập viện đều tiêm 2 đến 3 mũi vaccine, chưa có người bệnh nào tiêm mũi 4. trong khi đó, biến thể phụ của omicron là ba.5 đã xâm nhập vào việt nam có khả năng lây lan rất mạnh, đòi hỏi người dân cần phải tiêm mũi nhắc lại để có được miễn dịch chủ động.

Thực tế chúng tôi nhận thấy, các bệnh nhân mắc Covid-19 đã tiêm mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi tăng cường mũi 3, mũi 4 thì dấu hiệu nặng của Covid-19 giảm đi rất nhiều, bệnh nhân cũng không có biến chứng nặng tiến triển và gần như không ghi nhận ca T* vong, bác sĩ Hương cho hay.

Các chuyên gia dịch tễ nhấn mạnh, thời gian qua, số ca bệnh nặng và t* vong giảm sâu là do ca mắc giảm, độ bao phủ vaccine cao nên bệnh nhẹ hơn. tuy nhiên, miễn dịch của vaccine sau 6 tháng sẽ giảm đi, nên người có bệnh nền, người cao tuổi không tiêm vaccine mũi nhắc lại khi mắc bệnh sẽ nặng hơn. nếu tăng số ca mắc thì nguy cơ hệ thống y tế quá tải, lúc đó sẽ tăng ca nặng và tăng t* vong.

Do đó, để ứng phó với biến thể phụ ba.5 xâm nhập vào nước ta, bộ y tế đề nghị các địa phương cần đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị đẩy nhanh tiêm phòng vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi và tiêm mũi 3, 4 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tiêm vaccine mũi bổ sung, mũi tăng cường theo hướng dẫn của bộ y tế, đặc biệt là nhóm cao tuổi, có bệnh nền và người suy giảm miễn dịch để khi mắc bệnh sẽ nhẹ hơn.

Khi tiêm mũi 3, mũi 4, vaccine covid-19 chúng ta sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể phụ ba.5. nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại.

Bộ y tế đề nghị hệ thống giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Hiện nay, việt nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới: tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên tổng dân số đạt xấp xỉ 80%, vượt 30% so với mục tiêu của who; tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới; tỷ lệ tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia châu âu như italia, đức, mỹ, đan mạch, ba lan...

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/gia-tang-ca-nhiem-covid-19-phai-nhap-vien-704046/)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY