Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Để vảy nến không còn là bệnh ám ảnh khiến bạn tư ti

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Đây là căn bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn tuy nhiên với một số cách chữa bệnh đơn giản có thể giúp tình trạng được cải thiện rất nhiều.

Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính do tăng sinh tế bào da quá mức. Bệnh gây nên các triệu chứng như mảng đó, tróc vảy gây ngứa, chấm chích và bỏng rát. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vảy nến còn khiến người bệnh tự ti bởi ảnh hưởng đến ngoại hình.

Sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh vảy nến thường gây nên các tác dụng phụ như suy giảm miễn dịch, gây độc ở thận… vì vậy việc điều trị bằng cách sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bệnh vảy nên có thể được cải thiện rất nhiều chỉ với các nguyên liệu tự nhiên đơn giản mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Điều trị bệnh vảy nến hiệu quả ngay tại nhà bằng dầu dừa hoặc dầu ô liu

Dầu dừa và dầu ô liu chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da. Sử dụng các loại dầu này sẽ giúp dưỡng ẩm và làm mềm da giúp giảm các mảng bong tróc, đồng thời giảm bớt cơn ngứa.

Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, làm mềm da và giảm ngứa rất tốt

Dùng dầu dừa, dầu ô liu thoa lên vùng da bị viêm khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Người bệnh cũng có thể dùng để thoa lên toàn bộ cơ thể mỗi khi tắm, massage cơ thể trong vòng vài phút và tắm sạch. Kiên trì thực hiện cách này sẽ giúp tình trạng được cải thiện rất nhiều.

2. Dùng muối hột

Muối hột có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn hiệu quả là một cách đơn giản khác mà người bị vảy nên nên thực hiện.

Cho khoảng 2 muỗng muối hột vào thùng nước ấm, khuấy tan đều và tắm bằng nước này. Thực hiện cách này từ 2-3 lần mỗi tuần.

3. Dùng nha đam

Nha đam (lô hội) được rất nhiều người biết đến bởi công dụng dưỡng ẩm, làm dịu và nuôi dưỡng làn da. Nha đam thường được sử dụng để chữa các vết bỏng, vết thương và giảm tình trạng ngứa rát, mẩn đỏ da.

Nha đam là nguyên liệu dễ tìm có tác dụng cải thiện bệnh vảy nến rõ rệt

Người bị vảy nến có thể dùng gel nha đam được bán sẵn hoặc dùng trực tiếp nha đam tươi và thoa lên vùng da bị vảy nến. Các chất trong nha đam sẽ giúp giảm rõ rệt tình trạng bong tróc da khi bị vảy nến.

4. Dùng giấm táo

Giấm táo là nguyên liệu rất dễ tìm có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm da, giúp giảm ngứa. Tuy nhiên không nên thoa giấm táo lên vết thương hở.

Người bệnh có thể dùng giấm táo để thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm hoặc ngâm bàn tay, chân trong giấm táo. Ngoài ra, giấm táo cũng có thể trộn thêm với sữa dưỡng ẩm da để giảm khô da và tăng hiệu quả chữa vảy nến của giấm táo.

5. Dùng rau răm, lá trầu không và muối hột

Đây là bài thuốc dân gian rất hiệu quả để điều trị tình trạng vảy nến.

Lá trầu không có tính kháng viêm và sát khuẩn tốt

Rửa sạch khoảng 20 ngọn rau răm cùng 20 lá trầu không. Đem 2 loại lá này nấu với khoảng 2 lít nước, sau đó cho thêm 1 muỗng muối hột khi nước sôi. Người bệnh pha loãng nước này thành nước tắm, thực hiện cách này khoảng 2-3 lần mỗi tuần.

Rau răm, lá trầu và muối hột có tính kháng viêm và sát khuẩn tốt sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh vảy nến. Tuy nhiên không nên thực hiện cách này quá nhiều lần trong tuần.

Bên cạnh việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh vảy nến, người bệnh được khuyến khích nên phơi nắng khoảng 20 phút khoảng 3 lần trong tuần. Chú ý nên tắm nắng vào buổi sáng sớm và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Ánh nắng sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm da, giảm sự gia tăng của tế bào giúp tình trạng bệnh được cải thiên rõ rệt.

Tắm nắng vào buổi sáng sớm rất tốt cho người bị bệnh vảy nến

Ánh nắng cũng giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể có tác động tích cực đối với bệnh. Khi bị vảy nến, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn cung cấp các dưỡng chất đầy đủ. Đặc biệt cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, omega-3 và axit folic.

Bệnh vảy nến là căn bệnh phổ biến chưa thể điều trị dứt điểm. Người bệnh nên chú ý giữ vệ sinh da sạch sẽ, sinh hoạt điều độ và khoa học và sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Thúy Hạ

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/de-vay-nen-khong-con-la-benh-am-anh-khien-ban-tu-ti-24422/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY