Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Đến đầu năm 2021 mới có vắc xin ngừa Covid-19

Sáng 23/7 không có ca nhiễm mới, Việt Nam có 98 ngày không lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Ngày 22/7, Giám đốc điều hành Chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan cho biết các nhà khoa học đang "đạt được những tiến bộ tích cực" trong cuộc đua tìm ra vaccine ngừa COVID-19.

Nhiều vaccine tiềm năng đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và tất cả những ứng viên vaccine này đều cho thấy tính an toàn và khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch, ông Ryan cho biết thêm. 

Tuy nhiên, đại diện của WHO cũng thừa nhận rằng phải đến giai đoạn đầu của năm 2021, thế giới mới có thể bắt đầu đưa vaccine ngừa COVID-19 vào tiêm chủng cho người dân.

WHO khẳng định tổ chức này đang làm việc với các bên để gia tăng quy mô sản xuất các loại vaccine đã chứng minh được tính hiệu quả và đảm bảo vaccine được chia sẻ công bằng giữa các nước.

Ông Ryan nhắc lại rằng vaccine ngừa COVID-19 là một "hàng hóa toàn cầu", tức là vaccine dành cho tất cả mọi người, bất kể họ là người giàu hay người nghèo.

Về các nỗ lực khôi phục nhịp sống bình thường, ông Ryan các trường học cần thận trọng khi mở cửa trở lại. Trong đó, điều kiện tiên quyết là chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng phải được kiểm soát.

"Chúng ta phải làm mọi việc có thể để đưa con em chúng ta trở lại trường học và điều hiệu quả nhất chúng ta có thể làm là ngăn chặn dịch bệnh trong cộng đồng", ông Ryan nói.

Trước đó, Chính phủ Mỹ đã nhất trí trả 1,95 tỷ USD để đảm bảo được mua 100 triệu liều vắcxin có khả năng phòng virus SARS-CoV-2, do công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức bào chế.

Thông cáo chung của Bộ Y tế và dịch vụ con người cùng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thỏa thuận giữa hai bên cũng cho phép Chính phủ Mỹ "mua thêm 500 triệu liều" khác.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhất trí chi hàng tỷ USD để phát triển và mua các loại vắcxin tiềm năng phòng COVID-19. Chính phủ Mỹ đã khởi động một chương trình chung giữa hai bộ trên nhằm thúc đẩy việc bào chế vắcxin, Thu*c điều trị cũng như việc chẩn đoán bệnh.

Hơn 150 vắcxin sử dụng các công nghệ khác nhau hiện đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó khoảng 12 loại đã được thử nghiệm lâm sàng.

Trong đó, vắcxin của Pfizer và BioNTech nằm trong số các loại sẽ được đưa ra thử nghiệm trên diện rộng. Vắcxin này đã chứng tỏ đầy hứa hẹn trong các nghiên cứu quy mô nhỏ giai đoạn đầu trên người.

Minh Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/den-dau-nam-2021-moi-co-vac-xin-ngua-covid-19-post87533.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY