Phong tỏa đường phố tại Châu Âu do dịch COVID-19 (Nguồn: TTXVN)
chính phủ ngày 23/3 thông báo sẽ gia hạn việc đóng cửa các nhà hàng và quán bar cho đến ngày 18/4 nhằm đối phó với sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp covid-19.
Hiện các nhà hàng và quán bar tại nước này không phục vụ ăn uống tại chỗ và chỉ được phép bán mang đi. Đây là một phần trong biện pháp phong tỏa kéo dài 3 tuần, dự kiến kết thúc vào ngày 28/3 tới.
Tuy nhiên, có 4 khu vực không phải áp dụng các biện pháp hạn chế do tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các khu vực này đang diễn ra khả quan hơn các nơi khác.
Kể từ đầu tháng 2, số ca nhiễm mới tại đã gia tăng. hiện quốc gia 5,5 triệu dân này ghi nhận 72.073 ca nhiễm, trong đó có 808 trường hợp không qua khỏi.
Tại Anh, những người từ vùng England cố tình ra nước ngoài mà không có lý do chính đáng trước cuối tháng 6 tới sẽ phải chịu mức phạt 5.000 bảng (6.900 USD).
Theo Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, kế hoạch ban đầu của chính phủ là xem xét việc đi lại quốc tế vào tháng 4 và có thể cho phép điều này từ ngày 17/5. Tuy nhiên, mức phạt này đã được đưa ra đề phòng trường hợp mốc thời gian này không thực hiện được.
Người dân hy vọng Chính phủ Anh sẽ mở cửa cho việc đi lại quốc tế từ ngày 17/5 tới, song triển vọng này đã trở nên u ám hơn trong những ngày gần đây do những cảnh báo liên quan đến số ca nhiễm mới ngày một gia tăng ở châu Âu.
Ngày 22/3, thủ tướng boris johnson cũng đưa ra cảnh báo về làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch tại châu âu.
Tại ukraine, bộ trưởng y tế nước này tuyên bố tất cả những người tới ukraine kể từ ngày 23/3 sẽ phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus sars-cov-2. những tuần gần đây, số ca mắc mới tại ukraine đã tăng mạnh.
Trong ngày 23/3, quốc gia đông âu này thông báo đã ghi nhận tới 333 ca Tu vong do mắc - mức cao nhất từ trước tới nay.
trong khi đó, chính phủ đan mạch tuyên bố sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế dịch , cho phép các tiệm cắt tóc, làm đẹp và các dịch vụ khác mở cửa trở lại kể từ ngày 6/4. ngoài ra, theo kế hoạch đã được quốc hội đan mạch thông qua, cũng sẽ có thêm nhiều sinh viên được trở lại trường tiếp tục học tập.
Cùng ngày, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công dân Nam Phi đang phải đối mặt với nhiều hạn chế đi lại hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, trong đó việc đi đến khoảng 120 quốc gia bị cấm hoàn toàn hoặc bị giới hạn nghiêm ngặt.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, công dân Nam Phi phải đối mặt với 120 hạn chế nghiêm ngặt và 97 hạn chế vừa phải, bao gồm các quy trình xét nghiệm và cách ly bắt buộc khi nhập cảnh nước ngoài. Chỉ có 9 quốc gia được đánh giá là có “hạn chế thấp” đối với khách du lịch từ Nam Phi.
Các lệnh cấm du lịch thứ cấp, như đóng cửa biên giới, được tái áp dụng sau khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 dịch diễn ra vào tháng 12/2020, trùng với sự xuất hiện của các biến thể mới của virus sars-cov-2, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2020 ở tỉnh eastern cape, nam phi.
Việc phát hiện ra biến thể mới– được đánh giá có khả năng lây nhiễm nhanh hơn so với loại virus ban đầu – khiến công dân Nam Phi phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn khi nhập cảnh nước ngoài.
Mặc dù trong tháng 3, tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 của Nam Phi đã giảm, ở mức trung bình khoảng 1.100 ca/ngày và nước này bắt đầu triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19, việc đi lại quốc tế của công dân Nam Phi, nhất là đến các khu vực quan trọng như Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á hầu như vẫn chưa được phép.
Các lệnh hạn chế đi lại đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch của Nam Phi. Mặc dù hầu hết các nước cho phép công dân của mình có thể nhập cảnh trở lại, nghĩa là du khách quốc tế có thể tới Nam Phi, nhưng các quy trình cách ly bắt buộc đối với những người đã từng đến Nam Phi trong thời gian quy định vẫn đang được áp dụng.
Các biện pháp cách ly bắt buộc này, có thể đi kèm với chi phí đắt đỏ, càng khiến cho lượng du khách quốc tế đến thăm Nam Phi giảm./.
Dòng sự kiện: Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19Vaccine phòng, chống COVID-19