Singapore hôm 9/4 ghi nhận thêm 287 bệnh nhân nhiễm Covid-19, số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày. Trong đó, hơn 200 trường hợp là lao động nhập cư có thu nhập thấp. Nhóm người này chiếm khoảng 1/4 tổng số ca nhiễm bệnh của Singapore.
Hôm 6/4, quốc đảo quyết định cách ly gần 20.000 công nhân trong 2 khu ký túc xá có liên quan tới ít nhất 90 trường hợp nhiễm bệnh. Chính quyền cho rằng đây là hành động kiểm dịch cần thiết đồng thời vẫn đảm bảo thu nhập, trợ cấp y tế và thực phẩm cho người lao động.
Theo Bloomberg, nhiều người hoài nghi biện pháp cách ly tập trung sẽ biến các khu ky túc xá đông đúc trở thành ổ dịch mới. Bác sĩ Leong Hoe Nam của Bệnh viện Mount Elizabeth lấy ví dụ về du thuyền Diamond Princess có khoảng 700 hành khách nhiễm Covid-19: “Chuyện này rồi cũng sẽ trở thành một mớ hỗn độn”.
Tính đến 10/4, quốc đảo ghi nhận 1.910 ca nhiễm và 460 ca Tu vong do Covid-19. Từng được ca ngợi là một trong những quốc gia tốt, Singapore giờ đây có số ca nhiễm tăng nhanh trong nhiều ngày liên tiếp.
Chính quyền Singapore đang thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo “giãn cách xã hội”, giảm tương tác trong cộng đồng người nhập cư bị cách ly.
Cụ thể, các khu sinh hoạt chung như phòng tập thể dục, thư viện đang tạm đóng cửa. Nhiều cơ sở chăm sóc sức khoẻ được thành lập trong các khu ký túc. Chính phủ cũng tiến hành sàng lọc những người khoẻ mạnh, làm việc trong các dịch vụ thiết yếu và chuyển họ tới nơi ở mới.
Theo bài đăng trên Facebook của Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob, quân y được điều động túc trực tại các khu ký túc và luôn sẵn sàng chăm sóc người lao động. Quân đội cũng đảm bảo nguồn cung thực phẩm và nhu yếu phẩm kịp thời.
Tương tự, Malaysia cũng đang chật vật giải quyết tình trạng lây lan virus corona trong cộng đồng người nhập cư. Chính phủ nước này hôm 7/4 yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn 6.000 lao động sống trong 2 khu căn hộ có liên quan tới 15 ca nhiễm Covid-19.
Người lao động sống tại đây được phát khẩu trang, nhiệt kế và nước rửa tay. Theo thông tin từ chính phủ, họ được cung cấp đầy đủ 3 bữa ăn/ngày.
Nhân viên điều dưỡng Ah Hlaing ở cùng phòng với 10 người khác trong khu ký túc. Cô cho biết “Lúc đầu chúng tôi khá bức bối vì phải ở yên trong phòng”.
Nhưng khi đã quen với việc cách ly, cô tin rằng đây là một biện pháp cần thiết. “Phải chấp nhận thôi, chúng tôi không thể làm gì khác”.
Tuy nhiên, nhiều nhóm nhân quyền cho biết chính phủ cần phải làm nhiều hơn. Theo ông Alex Wu, phó chủ tịch của một tổ chức hoạt động vì lợi ích lao động nhập cư, “các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh trong không gian chật hẹp và đông đúc. Việc yêu cầu 10 người cùng cách ly trong 1 phòng chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mà thôi”.
Bloomberg dẫn số liệu chính phủ tính đến cuối năm 2019. Trong lĩnh vực xây dựng, cứ 4 công nhân thì có tới 3 người là lao động nhập cư. Nhóm này cũng chiếm khoảng một nửa tổng nhân lực trong ngành sản xuất và 30% trong ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, quốc đảo không ban hành quy định mức lương tối thiểu nên nhiều lao động nhập cư chỉ được trả 13- 15 USD cho một ngày làm việc không dưới 10 tiếng, theo South China Morning Post. Phần lớn công nhân phải làm thêm giờ hoặc ăn uống kham khổ để dành dụm tiền gửi về quê hương.
Anh Mominul Hassan chia sẻ, anh không dám gọi video về cho gia đình ở Bangladesh. Anh không muốn vợ con nhìn thấy anh gầy đi nhiều sau 8 năm làm việc ở Singapore. “Họ sẽ buồn lắm nếu nhìn thấy tôi thế này, Hassan chia sẻ với South China Morning Post.
Hassan cho biết anh giảm 10 kg kể từ khi làm việc ở đây. Anh và nhiều công nhân nhập cư khác thường đăng ký suất ăn rẻ với giá 90- 110 USD /tháng. Tuy nhiên, họ chỉ được phát thức ăn thiếu dinh dưỡng, đôi khi bị ôi thiu.
Các nhóm vận động vì quyền lợi của người nhập cư từng nhiều lần kêu gọi chính phủ và chủ doanh nghiệp nên quan tâm hơn tới vấn đề cải thiện đời sống cho người lao động.
Chính phủ Singapore vẫn chưa có động thái chính thức nào về những thông tin kể trên trong khi Reuters dẫn lời giới chức từng khẳng định Singapore là điểm đến của nhiều lao động nhập cư vì “lương cao và người lao động được đảm bảo quyền lợi”.
Chủ đề liên quan:
bốn phương chống dịch cúm Vũ Hán đe dọa dịch COVID 19 ở Singapore nỗ lực phá sập quê hương COVID 19 singapore