Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Điều đặc biệt về ca bệnh phi công người Anh

TP - Hơn hai tháng qua là khoảng thời gian căng thẳng của các chuyên gia đầu ngành của y tế Việt Nam, của đội ngũ y bác sỹ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân phi công người Anh mắc COVID-19.

23 năm trong nghề, bs nguyễn thanh phong, trưởng khoa nhiễm d (bệnh viện bệnh nhiệt đới tphcm) mới chứng kiến một ca bệnh vô cùng đặc biệt như vậy. “tất cả những “món” hồi sức cấp cứu tại việt nam đều được bệnh viện sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân này’’- bác sĩ phong nói.

Từ khi bệnh nhân được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), một nhóm chat online được thành lập, quy tụ các chuyên gia hàng đầu về hồi sức, truyền nhiễm, huyết học, hô hấp…tập trung theo dõi, hội chẩn. Đó là các chuyên gia đến từ hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy…

Rồi hàng loạt sự cố xảy ra, thậm chí chưa từng có trong phác đồ điều trị. Lần mở nội khí quản cho bệnh nhân, ống đặt nội khí quản loại đắt tiền, hiện đại nhưng khi đặt vào thì máu phun ra nhiều buộc các bác sĩ phải cầm máu và thay ống khác. Được vài ngày, lại tràn khí màng phổi, đặt ống dẫn lưu khí thì máu tiếp tục tràn ra…

Giai đoạn can thiệp ECMO, phải dùng Thu*c kháng đông Heparin. Tuy nhiên, bệnh nhân bị rối loạn đông máu do COVID-19, mắc thêm hội chứng giảm tiểu cầu do dị ứng với Thu*c Heparin. Nguy cơ chảy máu cao và đe dọa tính mạng nếu tiếp tục điều trị bằng Thu*c này. Trong khi Thu*c kháng đông bằng tĩnh mạch chưa từng được sử dụng tại Việt Nam.

“Chúng tôi phải báo cáo lên Bộ Y tế để làm thủ tục nhập Thu*c này từ Đức về chữa trị cho bệnh nhân người Anh. Thời gian chờ đợi Thu*c về tới, gần 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng cân não để duy trì mạng sống cho người bệnh”, bác sĩ Phong nhớ lại.

Các bác sĩ cho biết, kể từ ngày nhập viện ngày 18/3, bệnh tình phi công người anh chuyển biến nặng quá nhanh. hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng quá mức khi bị virus sars-cov-2 tấn công.

Phi công người anh bị hội chứng “cơn bão cytokine” (cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine) chống lại chính cơ thể người bệnh, gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, trong đó phổi bị tổn thương nghiêm trọng.

Những ngày đầu bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp thở oxy qua mũi, đến ngày 25/3 phải chuyển sang thở oxy qua mặt nạ. tình hình xấu hơn khi đến ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn. một ngày sau phi công người anh phải can thiệp ecmo ngay tại phòng cách ly áp lực âm.

Không chạy ECMO bệnh nhân sẽ ch*t. Trong khi Thu*c kháng đông tĩnh mạch chưa nhập về kịp, không có Thu*c không chạy ECMO. Các bác sỹ hội chẩn, tìm hiểu thông tin tài liệu, quyết định sử dụng Thu*c kháng đông bằng đường uống Xarelto dù Thu*c này cũng chưa từng có trong phác đồ điều trị.

“Bệnh nhân đáp ứng được với Thu*c trong 7 ngày đầu. Đến ngày thứ 8 bắt đầu có phản ứng, không ổn. Rất may Thu*c kháng đông tĩnh mạch nhập về kịp lúc đưa vào điều trị và bệnh nhân đáp ứng tốt”, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong thở phào khi nhớ lại.

Những tình huống xảy ra như vậy khiến không ít lần các bác sỹ trực tiếp điều trị đứng tim. 6 tuần liên tiếp họ không được về nhà. Ở bệnh viện điều trị cho bệnh nhân, xong việc về khu cách ly để tạm nghỉ ngơi. Họ không còn khái niệm thời gian, gia đình.

“Với chúng tôi những tháng ngày này là một kỷ niệm khó quên. Rất căng thẳng, mệt mỏi, đầy vất vả nhưng cũng học được rất nhiều điều bổ ích cho chuyên môn”, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong nói.

42 ngày không ca mắc mới, 17 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh

Sáng 28/5, Bộ Y tế cho biết, đã sang ngày thứ 42 không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Đáng chú ý có 17 trong số 49 bệnh nhân đang điều trị đã âm tính với virus SARS-CoV-2 và đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hơn 300 ca mắc nhưng không ghi nhận trường hợp Tu vong.

Bệnh nhân 19 và 84 ngày vượt cửa tử

Trong số 6 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh covid-19 sáng qua có một trường hợp từng nhiều lần khiến các bác sĩ lo lắng, để rồi mừng vui khôn xiết. đó là bệnh nhân số 19 có thời gian điều trị dài nhất với 84 ngày.

Hành trình 'thoát án tử' ngoạn mục của bệnh nhân COVID-19 đặc biệt

Sáng nay, cùng với 5 người khác, bệnh nhân số 19 (bác gái bệnh nhân 17) đã được công bố khỏi bệnh, sau 84 ngày điều trị. Gần 3 tháng nằm viện, chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, người phụ nữ 64 tuổi gầy đi trông thấy nhưng hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt của bà…

Hà Nội: Nam thanh niên 'nát bét' hai đùi vì biến chứng xóa xăm

Theo lời quảng cáo xóa xăm an toàn trên mạng, bệnh nhân đã thực hiện xóa xăm tại một cơ sở spa trên địa bàn Hà Nội. Sau xóa xăm 1 ngày, 2 bên đùi bệnh nhân xuất hiện sưng đỏ, chảy dịch tiết, đau rát nhiều, một số tổn thương mụn nước, mụn mủ trợt vỡ.

Văn Minh ​

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/dieu-dac-biet-ve-ca-benh-phi-cong-nguoi-anh-1664510.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY