Ngoài các lực lượng chính quy như Không quân, Hải Quân, Biên phòng, cảnh sát biển… cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cũng huy động đơn vị phòng chống bão lụt tỉnh và tàu cá của ngư dân hoạt động xung quanh vùng biển gần đảo Phú Quý tham gia vào công tác tìm kiếm 2 máy bay Su-22.
lực lượng Biên phòng Bình Thuận đã thông báo cho các tàu cá đang hoạt động xung quanh khu vực máy bay Su-22 mất liên lạc (bước đầu xác định là cách đảo Phú Quý – Bình Thuận khoảng 10 – 15km), tham gia tìm kiếm 2 chiếc máy bay này.
Cho đến sáng nay (17/4), liên lạc với đồn Biên phòng đảo Phú Quý, đơn vị này cho hay, hiện tại, ngoài 3 thùng dầu phụ nghi là của 2 máy bay Su-22 bị mất liên lạc, các lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được gì thêm, liên quan đến 2 chiếc máy bay nọ. Đặc biệt, vẫn chưa xác định được tung tích của các phi công.
Cũng trong sáng nay, các cấp chỉ huy của Sư đoàn 370 của Không quân Việt Nam sẽ có mặt tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn. Hiện công tác này đang được tiến hành rất khẩn trương, với sự tham gia của nhiều lực lượng.
Trong ngày xảy ra tại nạn, vùng biển xung quanh đảo Phú Quý trời khá mù mịt, tầm nhìn hạn chế, nên đêm qua, công tác tìm kiếm cứu nạn phải tạm dừng. Đến sáng nay, theo tin mà Dân trí nắm được, ngoài các tàu tìm kiếm trên biển, còn có máy bay của Trung đoàn Không quân 937 tham gia tìm kiếm trên không.
Những lực lượng tham gia vào tìm kiếm 2 máy bay Su-22 mất tíchgồm 1 tàu cảnh sát biển, 2 tàu hải quân, 1 trực thăng của Sư đoàn không quân 370, 1 tàu tìm kiếm cứu nạn của biên phòng Biên phòng Bình Thuận, 1 lực lược đặc công nước...
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Thông tin từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay, lúc 11h45 ngày 16/4, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bay huấn luyện, bài bay công kích, bổ nhào, cơ động phức tạp, đường bay Phan Rang - Mũi Rinh, Phú Quý, Bình Thuận đã bị mất liên lạc với Sở Chỉ huy.
Ngay sau khi mất liên lạc, Sư đoàn Không quân 370 đã điều máy bay Mi-171 của Trung đoàn 917 tìm kiếm cứu nạn. Lúc 14h50 ngày 16/4, máy bay tìm kiếm đã phát hiện tại vùng biển có tọa độ 10 độ, 36 phút, 36 giây vĩ Bắc; 108 độ, 51 phút, 30 giây kinh Đông có 4 bình dầu phụ trôi nổi và vết dầu loang trên biển.
Hiện nay các cơ quan chức năng của Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiếp tục tổ chức lực lượng tìm kiếm và xác định nguyên nhân T*i n*n.
Tối ngày 16/4, trao đổi với phóng viên, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam cho biết, việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về ban đêm tạm dừng do điều kiện đêm tối. Tuy nhiên, đêm 16/4 các tàu của lực lượng hải quân, biên phòng, và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục túc trực tại vị trí nghi máy bay rơi cách đảo Phú Quý khoảng 8 hải lý về phía Bắc.
Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết thêm, nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đối với 2 phi công hiện vẫn là ưu tiên hàng đầu và sáng nay 17/4, các máy bay của trung đoàn không quân 937 sẽ tiếp tục cất cánh để tiếp tục phối hợp với các lực lượng tìm kiếm 2 chiếc máy bay SU 22 và hai phi công
mất tích để tiếp tục phối hợp với các lực lượng tìm kiếm 2 chiếc máy bay SU 22 và hai phi công
mất tích.