Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đối phó với hành vi chưa tốt của trẻ thật đơn giản

Tâm lý trẻ em phát triển dần ở từng giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Ở tuổi tập đi, bé có nhiều hành vi khiến bạn không hài lòng nhưng bạn cần có hướng đối phó thích hợp để dạy trẻ.

Trẻ ở độ tuổi tập đi có nhiều hành vi lạ như hay đánh hoặc cắn bạn, giật tóc, la hét… Trước những tình huống này, nhiều người nghĩ trẻ hư hỏng, bướng bỉnh nhưng thật ra chúng đều xuất phát từ sự phát triển tâm lý trẻ em. Vậy yếu tố tâm lý tác động ra sao đến hành vi của các bé giai đoạn này? Hello Bacsi sẽ bật mí cho bạn trong bài viết sau.

1. Trẻ hung hăng, đánh hay cắn bạn

Có thể bạn sẽ sốc khi biết rằng hành vi hiếu chiến ở trẻ là một biểu hiện rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ tập đi.

Kỹ năng ngôn ngữ bắt đầu xuất hiện, khát khao trở thành người độc lập và tâm lý thích kiểm soát, sở hữu mọi thứ đã khiến trẻ phải đấu tranh để có được thứ mình cần.

Tuy rằng đây là biểu hiện bình thường trong sự phát triển tâm lý trẻ em nhưng bạn cũng không nên ngó lơ hành vi này ở trẻ tập đi. Bạn cần cho bé hiểu được hành vi hung hăng hiếu chiến là điều không thể chấp nhận được và chỉ ra cho trẻ những cách khác để thể hiện cảm xúc của mình.

Làm gì để kiểm soát hành vi này ở trẻ tập đi?

Bình tĩnh, không nổi nóng: La hét, đánh mắng trẻ sẽ không thể khuyến khích sự thay đổi tích cực về hành vi của trẻ. Bạn sẽ chỉ khiến trẻ học theo tính cách không tốt này.

Đưa ra mệnh lệnh, giới hạn rõ ràng: Phản ứng ngay bất cứ khi nào trẻ có hiểu hiện hung hăng. Kéo trẻ ra khỏi tình huống gây gổ và cho bé thời gian để bình tĩnh trở lại.

Củng cố hành vi tích cực: Thay vì nhấn mạnh và tập trung quá nhiều đến hành vi xấu của trẻ, bạn cần dùng nhiều lời khen ngợi cho bé mỗi khi con có hành vi tốt.

Giúp trẻ vui chơi vận động tích cực mỗi ngày: Nếu để trẻ ngồi yên thụ động trong nhà. Sự nhàm chán và dư thừa năng lượng cũng có thể khiến tâm lý trẻ em thay đổi, bé hay cáu kỉnh và có những hành vi hung hăng.

2. Nói dối

Cho đến khi được 3, 4 tuổi, bé thực sự không có khả năng phân biệt giữa những điều gì là sự thật và sự hư cấu. Do đó, trẻ không thể biết thế nào là nói dối và thế nào là nói thật. Trẻ nói dối có thể xuất phát từ các nguyên do sau:

Sự tưởng tượng quá phong phú: Sự sáng tạo của trẻ tập đi phát triển đến mức đôi khi trẻ nghĩ rằng những gì mình tin là có thật. Ví dụ, có nàng công chúa ngủ dưới giường của trẻ khiến trẻ nói dối bạn.

Bộ nhớ trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển: Trẻ vẫn thường hay quên những việc mình vừa làm. Chẳng hạn, bé vô ý lấy bút màu tô lên tường nhưng sau đó khi bạn hỏi con có vẽ lên không, bé sẽ nói là không. Thực sự có đôi khi bé không nói dối mà chỉ là bé quên mất những gì mình đã làm.

Hội chứng “thiên thần”: Một đứa trẻ nhận thấy bố mẹ luôn xem mình là một thiên thần nhỏ, không làm sai bất kỳ điều gì sẽ bắt đầu tin vào điều này và nói dối về những lỗi sai mình gây ra.

Bạn cần làm gì để đối phó với hành vi này?

Khuyến khích trẻ nói sự thật: La mắng sẽ khiến trẻ không bao giờ nói ra sự thật. Bạn cần cho trẻ thấy sự biết ơn và cảm xúc của bạn khi trẻ dám nói ra sự thật với mình.

Thần y xương khớp 'tái sinh' những bệnh nhân hỏng tạng vì biến chứng bệnh xương khớp

Tài trợ

Đừng bắt tội trẻ: Thay vì kết tội trẻ là người bày màu tô ra khắp nhà. Khi bạn nói, “không hiểu sao chúng lại nằm la liệt khắp nhà thế này?” và “Giá như có ai đó giúp mẹ làm việc này”. Tâm lý trẻ em ở lứa tuổi này là rất thích được giúp đỡ bố mẹ và tán dương hành vi tốt. Vì thế, bé sẽ nhận lời bạn ngay và giúp dọn dẹp lại nhà cửa.

Đừng quá kỳ vọng: Đặt quá nhiều kỳ vọng cho trẻ cũng như hàng ngàn quy tắc khác đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy thất vọng không ít mỗi khi trẻ phạm phải lỗi lầm. Trẻ sẽ nói dối bạn để tránh việc bố mẹ cảm thấy thất vọng về mình.

Xây dựng niềm tin: Hãy để trẻ cảm nhận bạn tin tưởng bé và cũng được tin tưởng. Trung thực là đức tính quan trọng bạn cần làm gương cho trẻ.

3. Trẻ hay giật tóc

Bứt, giật, cắn tóc là những cách trẻ làm cho mọi người chú ý đến mình. Có nhiều lý do khác nhau cho hành vi này và nguyên nhân đơn giản nhất chính là trẻ muốn nhận được sự phản ứng và lặp lại nó. Theo giáo sư chuyên ngành tâm lý học Mark W. Roberts tại trường Đại học bang Idaho, trẻ giật tóc bạn cũng giống như phản ứng bật, tắt bóng đèn đầy kỳ thú. Trẻ giật tóc và bạn hét lên sẽ làm trẻ rất thích thú và vui vẻ.

Một lý do khác cho hành vi này của con được cho là vì trẻ đang phát triển các kỹ năng nhận thức để giải quyết mọi chuyện và bé có thể kéo tóc để kiểm soát hướng đi của một tình huống cụ thể nào đó.

Làm sao để đối phó?

Chứng minh cho trẻ thấy hành vi kéo tóc không có tác dụng: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn im lặng mà là chỉ cho bé thấy mình vẫn biết hành động của bé nhưng nó là vô ích. Ví dụ, khi trẻ kéo tóc bạn để lấy đồ chơi, bạn cầm đồ chơi đó đưa lại cho trẻ đồng thời giải thích, chúng ta không kéo tóc để có được thứ mình muốn.

Ngăn cản hành vi của trẻ: Tâm lý của trẻ là bé sẽ tiếp tục hành động đó nếu bạn phản ứng lại theo hiểu bỏ qua hay chỉ cười xòa. Thay vào đó, bạn cần đưa ra khẩu lệnh: Con không được giật tóc, nó khiến mẹ đau.

Không giật tóc lại: Bé sẽ nghĩ đây chỉ là trò chơi qua lại và sẽ tiếp tục làm thế.

4. Hành vi la hét của trẻ xuất phát từ tâm lý nào?

Một số trẻ tập đi có biểu hiện la hét bất cứ khi nào trẻ muốn có được sự chú ý của bố mẹ. Một số khác lại la hét như là cách để giải tỏa tâm lý khó chịu khi bé không có được thứ mà mình muốn.

Trẻ ở lứa tuổi tập đi rất thích khám phá nguồn năng lượng của bé từ giọng nói và thực hành chúng.

Một số mẹo để đối phó với hành vi này:

Hạn chế cho trẻ đến những nơi cần im lặng, linh thiêng để bạn không phải bối rối vì hành động la hét này của trẻ.

Yêu cầu trẻ dùng giọng nói đủ nghe trong nhà: Nếu trẻ la hét vì quá vui vẻ hay phấn khích, cố gắng đừng chỉ trích hay la mắng trẻ.

Cho bé chơi trò “âm lượng” để thử xem ai có thể nói thì thầm và kiểm soát giọng nói từ to đến nhỏ thấp nhất hay trò chơi lựa chọn giọng nói phù hợp với hoàn cảnh.

Phương Nhã

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/doi-pho-voi-hanh-vi-chua-tot-cua-tre-that-don-gian-2144.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte Tôi ở tỉnh Gia Lai và muốn đến điều trị tại BV Nhân dân 115 TPHCM, vì thời gian điều trị khá dài nên tôi muốn lưu trú lại BV để tiện chữa trị. Mangyte có thể giúp giùm tôi xem BV Nhân dân 115 có cho lưu trú không và nếu có thì cho tôi biết thêm chi tiết giá dịch vụ của BV. Cảm ơn Mangyte,
  • Tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp. Tôi đã uống Thu*c được 1 tháng và ngưng Thu*c hơn 2 tuần rồi. Tôi muốn hỏi BV Nhân dân Gia Định có test hơi thở không và chi phí test là bao nhiêu ạ? (Trung Thông - thong.le… @gmail.com)
  • Xin chào Mangyte! Thứ hai tuần tới tôi có lên Sài Gòn thăm đứa con ở Q.10, nhân tiện tôi qua BV 115 khám bệnh. Lâu rồi không lên đây khám, không biết quy trình khám bệnh hiện nay như thế nào? Chi phí khám có đắt lắm không? (Bác Nga - Cà Mau).
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY