Cây thuốc quanh ta hôm nay

Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei): Thuốc đông dược trị tăng huyết áp

Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.

Lá phơi hay sấy khô của cây Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don), họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Lá nguyên hình bầu dục hẹp, màu lục xám hay lục nhạt, đầu hơi nhọn, gốc lá thuôn hẹp. Phiến lá  dài 3,5 - 5 cm, rộng 1,5 - 3 cm. Gân hình lông chim, lồi ở mặt dưới lá. Cuống dài 0,3 - 0,7 cm. Vị đắng, mùi hắc.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, mang 2 loại lông che chở: Lông che chở đa bào dài gồm 2 - 5 tế bào (thường là 2), tế bào chân ngắn, tế bào đầu dài nhọn và loại lông che chở đơn bào ngắn.

Phần gân chính: Dưới lớp tế bào biểu bì trên là đám mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, kích thước không đều, giữa các tế bào mô mềm để hở những khoảng gian bào hình ba cạnh. Bó libe-gỗ chồng kép hình cung xếp giữa gân lá gồm những đám libe tế bào nhỏ, xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Mạch gỗ xếp đều đặn.

Phần phiến lá gồm một hàng tế bào mô giậu xếp đều đặn và mô mềm khuyết tế bào nhỏ thành mỏng, xếp không đều.

Bột

Mảnh biểu bì mang lỗ khí và lông che chở đa bào, đôi khi đơn bào. Lỗ khí có ba tế bào phụ hình dạng thay đổi, thường có một tế bào nhỏ hơn 2 tế bào kia. Mảnh gân lá gồm tế bào thành mỏng, hình chữ nhật. Rải rác có lông che chở 2 - 5 tế bào, bề mặt lấm tấm. Mảnh mô mềm giậu, mô mềm khuyết. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

Lấy 3 g bột được liệu cho vào một bình nón, thấm ẩm đều với 2 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm 30 ml cloroform (TT), để yên 30 phút, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc, dịch lọc cho vào bình gạn, lắc với 5 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT) trong 2 - 5 phút. Để lắng, gạn lấy phần dung dịch acid cho vào 4 ống nghiệm, mỗi ống 0,5 ml; lần lượt làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọt Thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Thêm 2 giọt Thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọt Thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Ống 4: Thêm 2 giọt dung dịch acid picric(TT), xuất hiện tủa vàng.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 3%.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 4%.

Tạp chất

Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5%.

Bộ phận khác của cây:  Không quá 3%.

Tỷ lệ lá màu đen cháy: Không quá 1%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 15 g bột dược liệu khô kiệt đã tán nhỏ, cho vào bình nón 250 ml có nút mài, thấm ẩm đều với 5 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm vào 150 ml cloroform (TT), lắc mạnh, để qua đêm. Lọc. Lấy 100 ml dịch lọc tương ứng với 10 g bột dược liệu, chiết với dung dịch acid sulfuric 10% (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết acid rồi kiềm hoá bằng amoniac đặc (TT) đến pH 10, lắc với cloroform (TT) 4 lần (3 lần đầu mỗi lần dùng 15 ml, lần thứ 4 dùng 10 ml). Sau đó cho thêm amoniac  đặc (TT) đến pH 11 - 12 rồi lắc tiếp với cloroform (TT)  4 lần như trên. Gộp dịch chiết cloroform, loại nước bằng natri sulfat khan (TT), cất thu hồi bớt dung môi rồi chuyển vào một bình đã xác định khối lượng. Bốc hơi dung môi cho tới khô. Làm khô trong bình hút ẩm với silica gel đến khối lượng không đổi và cân.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,7% alcaloid toàn phần tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái lá trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc.

Tính vị, qui kinh

Vi hàn, lương, có độc. Vào các kinh tâm, can

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.

Cách dùng, liều lượng

Dùng 8 – 16 g, dạng Thuốc sắc.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/duocdiendongduoc/dua-can-folium-catharanthi-rosei/)

Tin cùng nội dung

  • Cây dừa cạn được biết đến là một loại cây cảnh có hoa đa sắc rất đẹp. Tuy nhiên, cây dừa cạn trị bệnh gì, tác dụng ra sao đối với sức khỏe không phải ai cũng biết.
  • Cây dừa cạn còn gọi có tên khác là trường xuân, bông dừa, dương giác. Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở khắp nơi để làm cảnh và làm Thu*c.
  • Trong dân gian người ta dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng (chú ý chỉ đắp trong trường hợp không trợt da, bỏng nhẹ) làm mát da thịt, giảm đau, chống bội nhiễm. Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. - Don Apocynaceae.Cây có nguồn gốc ở Madagasca (châu Phi), được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam để làm cây cảnh.
  • Theo Đông y cây Dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có độc, có tác dụng kháng nam, trấn tĩnh, an thần, tĩnh can, giáng áp, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa, hoa tứ quý (danh pháp hai phần: Catharanthus roseus) là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar.
  • Theo kình nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt.
  • Dừa nước hay còn gọi là rau dừa nước, hay du long thái (rau giống con rồng đang bơi) [Ludwwigia adscendans (L.) Hara]...
  • Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)...
  • Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dừa cạn có thể hỗ trợ trị ung thư, chống sự phân chia tế bào, tỏ ra có hiệu quả đối với ung thư bạch huyết, ung thư ruột già.
  • Theo y học cổ truyền, dừa cạn có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, an thần, lợi tiểu. Trong nhân dân thường dùng dừa cạn để chữa tăng huyết áp, viêm đường tiết niệu, mất ngủ, bế kinh…
  • Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. - Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY