Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Hạ huyết áp nhờ cây dừa cạn Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, dừa cạn có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, an thần, lợi tiểu. Trong nhân dân thường dùng dừa cạn để chữa tăng huyết áp, viêm đường tiết niệu, mất ngủ, bế kinh…
cây dừa cạn còn gọi có tên khác là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác. Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở khắp nơi để làm cảnh và làm Thu*c.

Dừa cạn là loại cây nhỏ, mọc thành bụi dày, có cành đứng, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn. Hoa trắng hoặc hồng, có mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên, quả gồm 2 đại, đầu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng. Mùa hoa quả gần như quanh năm.

Toàn cây được dùng làm Thu*c. Thông thường người ta nhổ trọn cả bụi đem về phơi khô, chặt nhỏ khi dùng cho sao thơm hoặc dùng tươi, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác.

Một số đơn Thu*c thường dùng

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, dùng một trong các bài Thu*c sau:

- Dừa cạn 20g, sao vàng; lá dâu 20g, sắc lấy nước, chia uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

- Hoa dừa cạn 6g, nụ hoa hòe 10g, hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.

- Hoa dừa cạn 6g, cúc hoa 10g, hãm với nước sôi uống trong bình kín 20 phút, uống thay trà trong ngày.

- Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh.

Mất ngủ: Dừa cạn 20g, sao vàng, lá vông nem 12g, hạt muồng sao đen 12g, sắc uống trước khi đi ngủ. Dùng 5-7 ngày.

Trị khí hư bạch đới: Dừa cạn 12g, rễ cây bạch đồng nữ 16g, biển đậu 16g, đan sâm 16g, cây chó đẻ 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.

Rong kinh: Toàn cây dừa cạn sao vàng 30g, sắc lấy nước, uống liên tục 1 tuần.

Bế kinh, đau bụng kinh, người mệt mỏi: Dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3-5 ngày.

Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ha-huyet-ap-nho-cay-dua-can-y-hoc-co-truyen-15120.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY