nghiệp là gì? nghiệp nghĩa là hành động, việc làm của thân, khẩu, ý. khi chúng ta nghĩ một điều gì, nói một câu gì, làm một việc gì, lành hay dữ, xấu hay tốt, nhỏ nhặt hay to lớn, mà có ý thức, đều gọi là nghiệp. dù đức phật đã là bậc chánh đẳng chánh giác, ngài đã đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc (phiền não ngủ ngầm trong tâm, tức là ngài không còn có cái khổ về tâm, nhưng ngài vẫn phải chịu khổ của thân ngũ uẩn này . món nợ luân hồi trong bài viết này được tạm hiểu là quả của nghiệp bất thiện trong quá khứ, lichvannien365.
Trong một kiếp quá khứ, Bồ tát làm một người nghiện rượu tên là Munāḷi. Vị ấy đã nói với một vị Phật Độc giác tên là Surabhi bằng lời chỉ trích rất thô thiển: “ Người đàn ông này là một kẻ phi đạo đức đã chìm đắm trong nhục dục ở chỗ vắng vẻ.”
Do bởi khẩu ác nghiệp ấy mà vị ấy tái sanh trong địa ngục vô gián (niraya). Và trong kiếp chót này, Đức Thế Tôn đã bị nàng Sundarī, một nữ du sĩ, vu khống Ngài giữa chỗ đông người là đã trăng hoa với nàng.
Trong một kiếp quá khứ, Bồ tát có tên là Nanda, làm đệ tử của một vị Phật Độc giác tên là Sabbābhibhu. Vị ấy đã chê trách ông thầy của mình là người có tánh không nghiêm.
Do bởi khẩu ác nghiệp ấy, vị ấy phải chịu khổ trong địa ngục vô gián suốt một trăm ngàn năm. Khi vị ấy tái sanh làm người trở lại trong nhiều kiếp, vị ấy cũng bị người khác vu khống sai lạc. Trong kiếp sống cuối cùng Bồ tát chứng đắc Phật quả, Ngài bị nàng Ciñjamāna công khai vu khống là người dâm ô đã làm cho nàng có thai.
Trong một kiếp nọ, Bồ tát của chúng ta là một vị giáo sư Bà-la-môn uyên bác, rành mạch Tam phệ đà, là một người có danh vọng lớn. Trong khi vị ấy đang giảng dạy Vệ-đà trong khu rừng Mahāvana đến năm trăm đệ tử, họ thấy trên bầu trời có một vị ẩn sĩ thánh thiện tên là Bhima đang đi đến khu rừng bằng thần thông. (Thay vì khởi tâm tôn kính) Bồ tát đã nói với năm trăm đệ tử rằng vị Sa-môn kia là một kẻ đạo đức giả, đầy tham dục. Các đệ tử tin vào những lời của ông thầy nói ra và truyền đi nhận xét của ông thầy về vị Sa-môn thánh thiện trong khi vị ấy đang đi khất thực. Năm trăm đệ tử ấy đã tái sanh làm năm trăm vị tỳ khưu đệ tử của Đức Phật.
Do sự vu khống xúc phạm đến vị Sa-môn thánh thiện trong kiếp sanh làm năm trăm đệ tử của ông thầy Bà-la-môn của họ, nên họ đã bị đổ tội là đã giết chết nữ đạo sĩ Sundarī, mà trên thực tế thì do các ngoại đạo sư sai người giết. Nên lưu ý rằng sự vu khống xúc phạm các đệ tử của Đức Phật cũng có nghĩa là sự xúc phạm đến chính Đức Phật.
Trong một kiếp quá khứ, Bồ tát của chúng ta đã giết chết người em cùng cha khác mẹ do lòng tham lam. Vị ấy đã ném người em trai xuống một khe núi và rồi làm tan xác người kia bằng một tảng đá.
Do ác nghiệp ấy mà trong kiếp cuối cùng, Đức Phật bị Devadatta lăn đá để lấy đi mạng sống của Ngài, nhưng vì một vị Phật không thể bị giết chết được, nên Ngài bị một cục đá vỡ làm thương tích ngón chân cái.
Trong một kiếp quá khứ, Bồ tát của chúng ta sanh làm một cậu bé nghịch ngợm và khi cậu ta gặp Đức Phật Độc giác trên đường đi cậu ta khởi tâm bất lương và đã ném những cục đá vào vị Độc giác Phật ấy.
Do ác nghiệp ấy mà Đức Thế Tôn đã có lần bị một băng nhóm cung tiễn do Devadatta sai đi phục kích nhằm giết chết Đức Phật.
Khi Bồ-tát của chúng ta sanh làm một quản tượng, vị ấy đã đe dọa một vị Phật Độc giác trên đường đi khất thực của ngài bằng con voi của vị ấy tựa như muốn giẫm nát vị Phật Độc giác.
Do bởi ác nghiệp ấy mà Đức Thế Tôn có lần bị con voi say tên là Nāḷāgiri tại Rājagaha, xông đến đòi giẫm chết Ngài (do Devadatta)
Trong một kiếp quá khứ nọ, Bồ tát của chúng ta sanh làm một vị hoàng đế. Do tánh kiêu ngạo của một vị quân vương, vị ấy đã tự tay hành quyết một người tù bằng cách dùng cây lao đâm xuyên người kia.
Ác nghiệp đó đã lôi vị ấy xuống địa ngục trong nhiều năm. Trong kiếp cuối cùng, Đức Phật phải để cho danh y Jīvaka chữa trị ngón chân của Ngài bằng sự mổ xẻ để lấy ra mảnh đá trong ngón chân (khi Ngài bị Devadatta lăn đá mưu sát khiến một mảnh đá ghim vào ngón chân của Ngài).
Trong một kiếp quá khứ, Bồ-tát của chúng ta sanh vào trong gia đình của một ngư dân. Vị ấy từng khởi tâm vui thích khi xem những người quyến thuộc săn bắt và giết những con cá (nhưng tự mình thì không giết).
Do kết quả của ý nghiệp ác ấy, trong kiếp cuối cùng trở thành Đức Phật, Ngài thường bị nhức đầu. (Còn quyến thuộc của Ngài trong kiếp ấy, họ sanh làm những người Thích Ca bị Viṭaṭūbha tàn sát)
Khi Bồ tát của chúng ta sanh làm người trong thời kỳ Giáo pháp của Đức Phật Phussa, vị ấy đã lăng mạ các vị tỳ khưu đệ tử của Đức Phật rằng:“ Các ông nên ăn lúa mạch, chớ đừng ăn cơm.”
Sự lăng mạ ấy đã trổ quả, trong kiếp cuối cùng, Đức Phật có lần đã phải sống chỉ bằng lúa mạch trong suốt mùa an cư tại ngôi làng của Bà-la-môn Verañja (Ngài đến trú ngụ ở đó theo lời thỉnh cầu của Bà-la-môn Verañja).
Trong một kiếp quá khứ nọ, Bồ tát của chúng ta sanh làm một võ sĩ chuyên nghiệp, đã làm gãy lưng đối thủ của mình.
Do kết quả của ác nghiệp ấy, trong kiếp cuối cùng Đức Phật thường bị đau lưng.
Khi Bồ tát của chúng ta sanh làm một vị y sĩ trong một kiếp quá khứ nọ, vị ấy đã cố ý pha chế một loại thuốc làm lỏng đường ruột của con trai một vị phú hộ do không hài lòng với món tiền thù lao mà ông ta đã trả.
Do bởi ác nghiệp ấy, Đức Phật trong kiếp cuối cùng đã bị chứng lỵ huyết, trước khi Ngài nhập Niết bàn
Trong một kiếp nọ, Bồ tát của chúng ta sanh làm một vị Bà-la- môn tên là Jotipāla. Vị ấy đã nói lời xúc phạm đến Đức Phật Kassapa rằng: “Làm sao kẻ đầu trọc này có thể trở thành bậc Toàn giác được? Sự giác ngộ hoàn toàn là một điều hy hữu nhất.”
Lời báng bổ ấy đã cho kết quả là sự giác ngộ của Đức Phật bị kéo dài thời gian lâu hơn. Trong khi sự giác ngộ của những vị Bồ tát khác chỉ kéo dài trong một số ngày hoặc một số tháng mà thôi, Đức Phật Gotama hiện tại đã phải trải qua sáu năm khổ hạnh để tầm cầu Chân lý.
Mười hai quả nghiệp này của những ác nghiệp trong quá khứ của Đức Phật đương lai của chúng ta đã được chính Ngài kể lại, xem: Khuddaka Nikāya, Therāpadana Pāḷi, 39, Avaṭaphala Vagga; 10, Pubbakammapilotika Buddha apadāna.
(trích Đại Phật Sử, MinGun Sayadow , tk Minh Huệ dịch Việt)
giới thiệu ngài đại trưởng lão mingun sayadaw - ngài trưởng lão tam tạng i - mingun sayadaw u vicittasarabhivamsa - tác giả đại phật sử
đúng như cái tên tipitakadhara được đặt cho kỳ thi, thí sinh phải tụng nằm lòng hết 3 tạng kinh điển. hơn nữa, thí sinh phải vượt qua kỳ thi viết hết thảy tam tạng và chú giải. ngài đã trải qua suốt 4 năm đằng đẵng để tham dự khóa thi và cuối cùng, năm 1953 ngài nhận được danh hiệu độc nhất tipitakadhara dhammabhandāgārika, nghĩa là “người mang trong mình tam tạng pháp bảo và người giữ kho chánh pháp.” khả năng tụng đọc 16.000 trang kinh điển của ngài đại trưởng lão mingun đã được đưa vào cuốn sách guiness của năm 1985.
Tác giả: Tiểu Ngọc