Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Học tập ngay phương pháp chữa bệnh của Đức Phật trước khi quá muộn

(MangYTe) Có thể thấy phương pháp chữa bệnh của Đức Phật cũng xuất phát từ tri thức, sự thấu hiểu để có thể chữa trị từ gốc rễ chứ không đơn giản là dùng Thu*c thang như các chúng ta vẫn thường áp dụng.

Khi đau khi bệnh, ốm chẳng mấy ai có thể kiểm nổi lòng mình nên không chỉ than thân trách phận mà còn không ngừng oán trời, oán đất. Vậy hãy thử xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật như thế nào để ta có thể học hỏi, giảm bớt được ưu phiền.

1. Dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác

Phương pháp chữa bệnh của Đức Phật trước tiên đó là làm chủ bệnh bằng việc dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là có thật?

Tức là chỉ cần dứt bỏ mọi ý tưởng tìm cầu, mọi suy nghĩ tính toán, quay về với chính mình, nhận rõ hơi thở vào ra hay tỉnh giác về những gì mình đang làm. Vì thế, dù thân thể có đau tới đâu, Ngài vẫn không sợ hãi, vẫn không lo lắng, vẫn không bị tác động, vẫn không bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài.

1.2 Tính vô thường của bệnh


Phương pháp chữa bệnh của Đức Phật tưởng như rất đơn giản nhưng nó chỉ có thể xuất phát từ sự hiểu sâu sắc về cuộc sống. Ngài đã hiểu tính chất vô thường sinh diệt, hợp tan của các pháp, thì có gì đâu để u buồn, phiền não trước bệnh tật? Chính Ngài đã hiểu tính chất sinh diệt “Các pháp tự duyên sinh, các pháp tự duyên diệt”.

Nhân quả của các pháp là vô thường, bệnh tật cũng là một trong những pháp vô thường, sinh diệt, hợp tan. Nếu đủ duyên hợp thì bệnh đến và nếu hết duyên hợp thì bệnh cũng đi.

Do hiểu được tính chất nhân quả vô thường, hợp tan, sinh diệt như vậy, tâm tư đức Phật không bị cảm thọ của trọng bệnh chi phối, tác động làm cho sầu ưu, khổ sở, phiền hà chi cả. Ngài biết rằng đã đến lúc ta phải trả nợ thì hãy cam tâm thực hiện để hoàn trả lại nó mà thôi.

Nhờ vậy mà tâm tư Ngài luôn hướng về tâm giải thoát vô lậu. Tâm giải thoát vô lậu đó là tâm bất động, thanh thản và an lạc vô sự. Cho nên Ngài lúc nào cũng thường xuyên răn dạy cho học trò của mình.

1.3 Nằm kiết tường


Sự việc xảy ra với đức Phật bị miếng đá bể đâm phải vào chân cũng là một việc xảy ra bình thường do nhân quả nghiệp lực trong quá khứ còn sót lại, khi đầy đủ các duyên thì nghiệp lực nhân quả này đến thôi, nhân quả đến nên đức Phật bị miếng đá bể đâm phải vào chân làm cho chân Thế Tôn phải bị thương tích như vậy.

Sử sách ghi lại: “Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, Chánh Niệm Tỉnh Giác”.

Điều này cho thấy, mỗi khi bị bệnh tật đau nhức thì Ngài trải y nằm kiết tường với dáng điệu con sư tử, trong khi đó tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác.
Dáng điệu nằm kiết tường là một trong những oai nghi chánh hạnh của người xuất gia, dáng nằm kiết tường là một kiểu nằm rất kín đáo, đẹp đẽ, và phù hợp với người xuất gia tu hành giải thoát, dáng nằm này nói lên được một người đã lìa xa, buông bỏ sạch các dục vọng tham muốn của thế gian. Đức Phật vẫn nằm kiết tường kham nhẫn, vui vẻ, và bằng lòng đón nhận cái đau đớn của thân nhân quả này. Ngài không phiền não, không hờ sân si nổi giận trước bệnh tật, cảm thọ, không bao giờ sợ bệnh đến.

2. Chữa tâm bệnh

Đức Phật chứng kiến chúng sanh bị bệnh hoạn, thì thân đã bị bệnh khổ sở đau đớn rồi, mà lẫn tâm của họ cũng bị sầu muộn, phiền hà bởi bệnh tật luôn.

Đối với ngài, khi bệnh tật, T*i n*n, hay những chuyện rủi ro đến trong cuộc sống thì thân tuy bệnh nhưng tâm không bị bệnh, tâm không sầu khổ. Nhờ có trí tuệ, đức Phật còn gọi là Tri kiến giải thoát nên các Ngài luôn sống trong trạng thái giải thoát. Chúng ta hãy lắng nghe một vị Thiên nói lên lời cảm hứng tán thán trước mặt Thế Tôn: “Hãy xem tâm của Ngài khéo được tu tập Thiền định và giải thoát, không có nổi lên, không có chìm xuống, mọi hành động được tác thành, không có ai kích thích”.

Đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày, chúng ta đừng lầm nghĩ rằng khi các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật, Thánh Alahan thì các Ngài sẽ không còn ác pháp tấn công, không còn bị nhân quả tác động nữa. Sự việc là nhân quả vẫn đến với Ngài nhưng tâm Ngài hoàn toàn không hờ bị tác động bị chi phối, bị nô lệ bởi nó. Cho nên đức Phật vẫn sống trong cuộc đời, trong nhân quả nhưng không bị nhân quả, không bị cuộc đời này tác động được. Chính vì vậy mà đức Phật và các vị Thánh Alahan làm chủ nhân quả và bất động bởi nhân quả. Cũng giống như hoa sen tuy sống ở trong bùn lầy nhưng không bị bùn lầy làm cho ô nhiễm hoa sen, mà hoa sen vẫn nở thơm tho hoàn toàn tinh khiết, trong sạch. Trong cuộc sống, nếu chúng ta gieo nhân vô tình thì chúng ta sẽ gặt quả vô tình, nếu chúng ta gieo nhân cố ý thì sẽ gặt quả cố ý. Như vậy nhân vô tình là như thế nào? Nhân vô tình là nhân không có ác tâm, không có một sự bất thiện xen vào, như cố ý đánh đập, giết hại làm cho chúng sanh bị đau khổ. Tham khảo: Nếu đi khắp nơi chạy chữa không khỏi hãy thử niệm Phật chữa bệnh

2.1 Gốc của Khổ


Thường chúng ta không đủ trí tuệ để hiểu biết được nguyên nhân của Khổ. Cho nên thường oán trách, than phiền trách đất, rồi chỉ định là do mình bị xui xẻo, bị trời đất, thần linh hay một đấng tối cao nào đó trừng phạt. Đó là lý do, con người khổ đau triền miên mãi mãi mà không tự giải thoát được cho mình. Nếu chúng ta hiểu rõ như thật thì sẽ không còn hành động làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ mọi loài chúng sanh nào cả.
Đức Phật đã khéo nhờ sự tu tập thiền định mà Ngài đã hiểu rõ sự thật cội nguồn của chân lý: chân lý về Khổ, chân lý về Nguyên Nhân của Khổ, chân lý về Trạng Thái Diệt Khổ và chân lý về Con đường đưa đến sự Diệt Khổ.

Khi tâm đức Phật hiểu rõ được chân lý về trạng thái diệt khổ thì tâm tư Ngài được giải thoát, đạt được tâm giải thoát vô lậu thì mới hiểu rõ một cách chân chánh, hiểu biết một cách như thật về sự thật của Khổ và về sự thật Nguyên nhân của Khổ. Chính nhờ tâm Ngài đã hiểu biết như thật cái nguyên nhân của các cảm thọ tác động trên thân này bởi do từ đâu sinh ra? Nên tâm các Ngài hướng đến giải thoát mà không phải rên la, ta thán, oán trách khi những cảm giác trên thân bệnh hoành hành đau đớn khốc liệt như vậy.
Đức Phật thường dạy thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thì chúng ta đừng nên chấp thủ, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ nó nữa. Chúng ta hãy sống giống như tinh thần mà đức Phật đã chỉ dạy để hiểu biết sự thật của nó, khi chúng ta đã hiểu biết, nhận chân rõ ràng sự thật của các pháp thì chúng ta sẽ không còn thấy sợ hãi hay lo lắng mỗi khi bệnh tật, cảm thọ tác động đến hoặc có một T*i n*n rủi ro xảy ra trong cuộc sống.

2.2 Sống tỉnh thức


Muốn hiểu được gốc của sự Khổ, để hướng tới tâm giải thoát, Đức Phật dạy hàng đệ tử và tất cả chúng sanh phải luôn luôn sống tỉnh thức. Tỉnh thức ở đây là chỉ cho ba hành nghiệp: Thân, KhẩuÝ của chúng ta lúc nào cũng phải sáng suốt, tỉnh táo, không bị mê muội mất sáng suốt để mỗi khi chúng ta hành động hay làm một việc gì, một điều gì thì hành vi, hành động cũng phải tỉnh thức, sáng suốt hết.

Tỉnh thức để luôn luôn sống với ý thức thiện, ý thức lành, sống với ý thức không làm tổn thương đến mình, không làm tổn thương đến người khác và không làm tổn thương đến tất cả muôn loài chúng sanh. Khi đó, ta chỉ muốn trao đi yêu thương đến muôn loài, không có bất cứ giới hạn nào cả.
Chúng ta thấy mỗi khi bị cảm thọ, bị trọng bệnh thì mọi người cho là do ăn uống thiếu chất, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng nên thân bị bệnh. Đức Phật dạy rằng không có cái gì tự nhiên mà nó đến một cách ngẫu nhiên cả, cái gì khi nó hiện hữu thì cũng có cái nguyên nhân của nó. Cho nên mỗi khi chúng ta bị bệnh nặng nhẹ, tùy theo cấp độ chúng ta đã gieo nhân thiện ác khác nhau… Nhân Quả rất công bằng, dù ta có trốn lên trời, trốn xuống dưới biển, chui vào hang sâu, lánh lên núi thẳm thì nhân quả vẫn đến không thể nào trốn thoát được. Ví dụ như hằng ngày đức Phật đi kinh hành, đi khất thực thì có lắm lúc đức Phật đã vô tình không nhìn thấy những chúng sinh nhỏ bé như kiến, sâu, bọ, trùng… nên đức Phật đã vô tình (chúng sanh quá nhỏ không nhìn thấy) giẫm đạp lên những chúng sanh này làm cho chúng phải bị thương đau đớn trên thân hoặc Phật đã vô tình giẫm đạp lên những chúng sanh này làm cho chúng phải bị ch*t.

Nhân đó là nhân vô tình thì đức Phật mới bị miếng đá vô tình đâm phải vào chân làm cho bị thương đau nhức. Cho nên Nhân quả rất công bằng là như vậy, dù mình Khi hình thành thân này, thì con người phàm phu hay thánh nhân đều phải chịu cái quy luật chung, đó là quy luật vô thường sanh, già, bệnh, ch*t là một quy luật tất nhiên thường tình. Cho dù đó là đức Phật cũng phải chịu cái quy luật vô thường này.

(Tổng hợp)
Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/tam-linh/phuong-phap-chua-benh-cua-duc-phat-564-201284.html)

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY