Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hoa sữa: Loại cây ám ảnh với nhiều người nhưng có công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Hoa sữa có khả năng gây dị ứng cao, đặc biệt là phấn hoa, tạo cảm giác khó chịu cho người đứng gần, tuy nhiên nhiều bộ phận của cây này là vị thuốc quý trong Đông y.

Ngoài vẻ đẹp lãng mạn, hương thơm nồng nàn, quyến rũ, hoa sữa còn là loại thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.

Hoa sữa là loại cây nhiệt đới thuộc họ trúc đào, có chiều cao trung bình 15 - 30m. đây là thực vật thân gỗ, vỏ ngoài có màu nâu, bên trong chứa nhiều nhựa trắng.

Lá hoa sữa có hình bầu dục dài, hoa mọc thành từng cụm, ở đầu cành, màu trắng hoặc xanh nhạt, có mùi thơm đặc trưng.

Hoa sữa mọc thành từng cụm ở đầu cành. (Ảnh: Wikipedia)

Về công dụng, hoa sữa không chỉ trồng để lấy bóng mát, mà một số bộ phận của cây còn là vị thuốc quý chữa bệnh trong Đông y.

Vỏ cây chứa một số thành phần hóa học như echitenin, ditamin được sử dụng để làm thuốc. Vị thuốc hoa sữa có vị đắng, tính mát, tác dụng trừ đờm, giải độc, thông kinh; Chủ trị rối loạn kinh nguyệt, làm thuốc bồi bổ sức khỏe, trị sốt rét cấp và mãn tính, lở ngứa ngoài da, sốt cao, thiếu máu, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp.

Hoa sữa có chiều cao trung bình 15 - 30m. (Ảnh: Facebook)

Ở một số nước như Ấn Độ, hoa sữa còn được dùng để trị các bệnh về răng do các tác dụng kháng khuẩn.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, hoa sữa giúp chống viêm, giảm cơn ho, hen suyễn và cơn đau.

Methanol trong lá của cây hoa sữa có thể chống lại alpha-glucoside, tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Alkaloid trong cây hoa sữa có tác dụng chống lại tế bào ung thư và tăng khả sống sót của chuột thực nghiệm. Ngoài ra, hoa sữa còn có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh, hoa sữa cũng có nguy cơ gây dị ứng cao với nhóm người có cơ địa nhạy cảm, nhất là nhóm có tiền sử mắc bệnh hô hấp.

Mùi hoa sữa bản chất rất nồng, nếu đứng gần hoặc ngửi nhiều trong thời gian dài, hương thơm có thể xộc vào mũi, gây khó chịu. Ngoài ra, những sợi lông hay phấn hoa sữa theo gió hòa lẫn vào không khí, con người hít vào cũng dễ bị dị ứng, ảnh hưởng sức khỏe.

Một số bộ phận của cây còn là vị thuốc quý. (Ảnh: Facebook)

Vì vậy, cần tránh sử dụng dược liệu này cho người mắc bệnh hô hấp, bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc dị ứng. Người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ ngứa, nổi mụn nhiều, phát ban do phấn hoa sữa là những dị nguyên gây khởi phát dị ứng.

Chuyên gia cũng khuyến cáo người dân, đặc biệt là người mắc các vấn đề về hô hấp, cơ địa dị ứng, nên hạn chế hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với hương, phấn và lông hoa sữa.

Có thể mang khẩu trang, sử dụng áo choàng che kín các vùng da hở, hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết trong thời gian hoa sữa nở.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/hoa-sua-loai-cay-am-anh-voi-nhieu-nguoi-nhung-co-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-d192495.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/hoa-sua-loai-cay-am-anh-voi-nhieu-nguoi-nhung-co-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi/20231111104502899)

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY