Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng ăn gừng vào thời điểm này trong ngày vì sẽ độc ngang thạch tín, các gia đình cần tránh kẻo rước bệnh hại thân

Các sách y học cổ có truyền lại câu nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm. Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Trong ẩm thực Việt từ xưa đến nay, củ gừng luôn là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, từ món cá kho, món gà rang, thịt nướng... Không những thế, củ gừng còn được biết đến với nhiều bài Thu*c trị ho đờm vô cùng hiệu quả, lại rất lành tính.

Trong Đông y, gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Dù bổ dưỡng và tiện dụng đến thế, nhưng nhiều chuyên gia Đông y nhận định gừng là thực phẩm không được dùng tùy tiện,

Thời điểm "độc" không nên dùng gừng trong ngày

Các sách y học cổ có truyền lại câu nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm. Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Củ gừng vừa có lợi lại vừa có hại. Gừng tốt nhất chỉ nên dùng vào ban ngày, lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.

temlate4 (2).jpg

Ngược lại, dương khí trong người thu lại vào buổi tối, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, tính nóng của củ gừng sẽ phát huy tác hại, gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, thay vì dùng gừng, chúng ta nên tăng cường ăn củ cải vào buổi tối. Củ cải là thực phẩm tính lạnh, có tác dụng hạ hỏa thanh nhiệt, làm hết đầy bụng, tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa, có lợi cho quá trình nghỉ ngơi.

Dùng gừng đúng cách, cả phụ nữ lẫn nam giới sẽ nhận được những lợi ích sau

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, củ gừng có tác dụng chữa bệnh nhờ chứa thành phần tinh dầu, tinh bột, chất cay. Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà có đến 70% các đơn Thu*c Đông y đều có vị gừng.

foody-upload-api-foody-mobile-sdf-jpg-181212091103.jpg

Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh...

Một số bài Thu*c từ củ gừng mà lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ như sau:

- Điều trị cảm cúm: Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 - 30g, tử tô diệp 20 - 30g, trà 30g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).

- Chống nôn, tốt cho người say tàu xe: Trước khi lên xe, nếu ăn một lát gừng tươi nhỏ, bạn có thể hạn chế được tình trạng nôn mửa do say xe.

- Tăng cường bản lĩnh quý ông: Hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng. Loại nước này tốt cho đàn ông bị yếu S*nh l*.

- Trị viêm đường hô hấp: Những người bị ho hen, viêm họng... nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

giam-mo-bung-bang-gung-tuoi204-86.jpg

Hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng. Loại nước này tốt cho đàn ông bị yếu S*nh l*.

- Trị trúng gió: Dùng gừng để đánh gió cũng có tác dụng bởi gừng tính ấm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

- Bong gân, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ giảm.

Lưu ý khi dùng:

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết gừng là loại gia vị tốt nhưng không nên dùng nhiều vì có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống. Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn. Ngoài ra, gừng hư thối cũng có thể tạo ra độc tố vì vậy không nên dùng. Đặc biệt, không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quý báu của nó.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dung-an-gung-vao-thoi-diem-nay-trong-ngay-vi-se-doc-ngang-thach-tin-cac-gia-dinh-can-tranh-keo-ruoc-benh-hai-than-20201203115705625.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè nắng nóng, cơ thể con người luôn cảm thấy mệt mỏi, chúng tôi xin giới thiệu một số thực phẩm bạn nên dùng trong bữa ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngộ độc dưa muối là điều rất dễ xảy ra nếu bạn lơ là cảnh giác. Hãy làm 5 bước dưới đây để phòng tránh ngộ độc dưa muối, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sầu riêng loại trái cây có mùi vị đặc trưng, nồng đậm, vừa được yêu thích vừa bị ghét bỏ. Nhưng Bạn có biết được giá trị của loại quả này như thế nào chưa?
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam đã cải thiện trong nhiều năm qua, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là khu vực nông thôn.
  • Với hương vị thơm ngon, mít là trái cây yêu thích của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Là một loại rau xanh quen thuộc, giàu dinh dưỡng. Xà lách thường được tiêu thụ dưới dạng rau sống, rau trộn, nước ép rau. Bên cạnh tác dụng giúp giảm cân, làm đẹp da, rau xà lách còn có nhiều tác dụng trong cải thiện, hỗ trợ sức khỏe.
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khi sức đề kháng (hay khả năng miễn dịch) bị suy giảm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY