Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải

Một lần đi trên con đường trơn trượt, ngập ngụa bùn đất, chưa kể phải lội qua 4 con suối lớn chảy xiết và hơn chục khe suối nhỏ mới tới được trường học của các em nhỏ vùng cao để quý trọng hơn từng mét đường bê tông mà công trình Con đường em đến trường thực hiện ở Yên Bái.

Vượt hơn 35km đường rừng, sương mù bảng lảng quanh sườn núi, chốc chốc phía xa, đám mây đen bất chợt kéo đến, ánh mắt lo lắng hiện rõ trên gương mặt đồng nghiệp dù bao năm tác nghiệp miền núi và có tiếng "tay lái lụa" chẳng khác gì trai bản.

Ghì số 1, kéo hết tay ga, xe mới vượt qua được những khúc cua tay áo hiểm trở. Mất 2 giờ nữa, những nếp nhà ở xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái cũng dần hiện ra trong màn sương mờ.

Nhưng điểm đến của chúng tôi là bản nả háng. muốn đến đây chỉ có hai cách: một là lái xe máy, hai là đi bộ băng rừng nếu trời mưa lớn. từ nếp nhà đầu tiên của chế tạo, phóng tầm mắt hướng "đường chim bay" có thể thấy khói vờn quanh bên kia đỉnh núi.

Muốn đến Nả Háng, còn 15km đường rừng khó khăn nhất nữa cần phải chinh phục.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 2.

Chỉ có đến tận nơi, mới thấm thía được gian nan của những đứa trẻ người mông nơi đây. với chúng tôi là lần đầu tiên đặt chân đến, còn với giàng thị dua và những đứa trẻ nả háng, mỗi ngày đều đến trường trên những con đường "dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm".

Thế nhưng, hầu như chẳng đứa trẻ nào ở Nả Háng bỏ học. Cõng sách, vượt thung sâu nuôi ước mong về một tươi lai tốt đẹp hơn con đường đất mà các em vượt qua mỗi ngày.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 4.

Dua học khá, năm nay đã sang lớp 10, phải ra học trường huyện cách nhà gần 50km, tết hoặc lễ mới được về nhà. đường xa quá, xấu quá, dua không tự đi xe được nếu không có chú ruột đánh xe máy đến đưa về. nhớ nhà, chỉ còn cách đánh điện về.

"Em thương mẹ lắm", Dua buồn buồn. Bố mất năm em học lớp 4, một mình mẹ vất vả lên nương lên rẫy cố nuôi ba chị em đến trường. Dưới Dua còn hai em học lớp 6 và lớp 8. Học xa nhà, thương mẹ vất vả, nhiều lúc nhớ các em lắm nhưng Dua luôn ghi nhớ lời mẹ dặn "cố gắng học, cái gì không làm được thì nhờ thầy cô chỉ dạy".

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 6.

- "Hồi nhỏ cũng có lúc nghĩ", cô bé người Mông thật thà. "Nhưng nay em thích học, em gắng học xong lớp 12, nếu thấy ‘học được’ em sẽ học tiếp".

Có điện thoại, Dua cập nhật tin tức rất nhanh. Ở huyện, em nắm rõ tình hình trong bản, biết các bác các cô, anh chị Đoàn thanh niên đang dốc sức cùng bà con dân bản, có cả mẹ Dua chung tay làm "Con đường em đến trường" bằng bêtông nối từ Nả Háng đến bản Tà Dông kế bên.

"Em mong muốn đường được xây như ở huyện, đi không khó như ngày xưa, để được về thăm mẹ, thăm các em", Dua ước.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 7.

Không có trường, học sinh mẫu giáo sang bản tà dông cách 15km học nhờ, từ lớp 1 sẽ đi học ở trung tâm xã, học khá sẽ ra trường huyện. nhưng không có đường là trở ngại lớn nhất. đau ốm, chỉ có cách đánh đường ra huyện.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 9.

Theo quy ước hương bản, bà con góp công sức, tùy theo số lượng xi măng mà khoán công cho bà con. Mỗi bao xi măng 50kg tương đương 2 bao cát sỏi. A Cớ nhẩm tính, hiện có 50 tấn xi măng các nhà hảo tâm đóng góp, bản sẽ cần 100 tấn cát sỏi.

8h sáng, thanh niên trai tráng phóng xe máy từ bản, một giờ sau mới đến được con suối lớn đầu tiên. Sau lưng gùi giỏ, sau xe chở bao xi măng.

"May mắn trời thương", một cậu thanh niên dõi theo ánh mặt trời chiếu rọi, ngó xuống đường khô cong mỉm cười.

Xe đỗ xịch ở con suối lớn, trai tráng trong bản hò nhau xuống suối lấy cát sỏi, lựa bỏ những hòn sỏi quá to "không ăn xi". Mỗi người một gùi cát sỏi nước suối còn chảy tong tong, ngược dốc lên điểm tập kết.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 11.

Liên tục quệt mồ hôi, Nù nói khó nhất là gùi cát, từ con suối lên chỗ tập kết chỉ chừng 200m nhưng phải mất 5 - 10 phút gùi bộ.

"Mệt chứ nhưng gắng thôi, cho các cháu đi học. Góp sức góp công ở đây, mình mong muốn xây con đường đẹp để các em được đi học, sau này con của A Nù cũng được đi trên chính con đường A Nù làm", hướng về những ngọn núi trước mặt ông bố trẻ nói.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 12.

- "A Tuấn có thích đi học cùng anh Minh không?", ông bố bế đứa con trai vào lòng hỏi.

- "Sáng" (có - PV), cậu bé lanh lợi nói bằng tiếng Mông.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 13.

A giàng nhớ những hôm trời đổ mưa vẫn ráng đưa con đến trường học lấy cái chữ, có lần hai bố con ngã nhào trên đường. những lần sau chở con đi học qua đoạn đó, con trai a giàng nhớ lại trêu bố.

"Con hơn mình nhiều chứ, được thầy cô dạy biết cái chữ, biết hát nữa", A Giàng cười tươi nói về cậu con trai lớn.

Ngày ngày những ông bố trẻ như A Giàng, A Nủ vẫn lên nương lên rẫy nhưng hễ có phát động của bản là hò nhau vác cuốc, gùi giỏ đến điểm tập kết làm đường. Họ góp công góp sức, chở xi măng, gùi cát sỏi chung tay xây dựng một con đường nhỏ cho con em, bà con dễ dàng đi lại.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 14.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 16.

Bí thư đoàn xã Chế Tạo cho biết hiện Tỉnh đoàn Yên Bái đã chuyển giao 50 tấn xi măng cho bà con. Nhưng đường sá xa xôi hiểm trở, ôtô không vận chuyển được vào tận bản, Đoàn thanh niên phải huy động thanh niên trai tráng "tăng bo" hơn 20km đường vào bản.

Với 50 tấn xi măng, chủ yếu bà con khắc phục những đoạn đường khó, đoạn đường nhiều đá, trơn dốc, tinh thần là làm nơi khó khăn trước.

"Hiện mới chở được 6 tấn xi măng vào tận bản, làm được 60m đường. Dự kiến sắp tới làm xong 1,2km đường bêtông. Năm nay làm 1,2km, mấy năm tới chúng tôi sẽ tiếp tục xin đầu tư, xin các nhà hảo tâm giúp đỡ xi măng, còn cát sỏi anh em thôn bản tự làm.

Chỉ mong 3 - 5 năm nữa sẽ hoàn thành hết 15km đường", A Trang cho biết.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 17.

Mong muốn con cái nhà nào cũng phải đi học hết, có trình độ để sau này về phục vụ bản làng, phục vụ vùng sâu, vùng xa", Giàng A Trang bộc bạch.

Đường đến trường nơi tận cùng Mù Cang Chải - Ảnh 18.

NguồnTuổi trẻ

Link bàigốc

https://tuoitre.vn/lu-rut-xuong-nguoi-dung-len-202010251101423.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/duong-den-truong-noi-tan-cung-mu-cang-chai-72589.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY