Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Giả danh sĩ quan quân đội lừa người nhiều năm: Xử thế nào?

(MangYTe) - Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa khởi tố Lương Đình Diện (SN 1985), trú tại xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn về hành vi giả danh sĩ quan quân đội L*a đ*o chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra của cơ quan Công an, từ năm 2012 đến 2019, đối tượng Diện thông qua nhiều mối quan hệ, tự giới thiệu mình là

Do không thực hiện được công việc nên Diện đã cắt mọi liên lạc, lẩn trốn dẫn đến nhiều người làm đơn tố cáo sự việc với cơ quan công an. Mới đây, khi biết không trốn tránh được pháp luật nên đối tượng Diện đã đến công an tỉnh Lạng Sơn đầu thú.

Theo cơ quan điều tra, với thủ đoạn tương tự khả năng nhiều người trên địa bàn Lạng Sơn còn bị Diện lừa nên đề nghị mọi người đến cơ quan công an trình báo để vụ án sớm hoàn tất, xử lý đối tượng này đúng người, đúng tội, nghiêm minh trước pháp luật.

Vậy, với hành vi quân đội lừa người nhiều năm Diện có thể sẽ phải đối mặt với bản án thế nào?

Trao đổi với

Nguyên nhân nào khiến nhiều người dân lại tin tưởng rằng việc xin học, xin việc có thể thực hiện được bằng tiền để vào các trường công an, hay vào công chức nhà nước?

Ngoài những người có đơn tố cáo, thì đối tượng này đã từng xin việc, xin học cho ai chưa? Nếu không từng xin việc, xin học thành công cho ai thì căn cứ vào đâu mà nhiều người dân lại tin tưởng vào đối tượng này như vậy?

Hiện tượng chạy việc phải chạy học ở địa phương này có diễn ra hay không, suy nghĩ của người dân vào việc phải mất tiền mới được đi học, đi làm có trở thành phổ biến hay không?

Việc xử lý hình sự đối với những đối tượng vi phạm pháp luật chỉ là cái ngọn của vấn đề, việc kết tội và áp dụng hình phạt không khó, cái khó là phải thực hiện được các giải pháp phòng ngừa tội phạm, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội để loại bỏ nguyên nhân, điều kiện thì mới đấu tranh được với tình hình tội phạm.

Bởi vậy, trong vụ án này ngoài việc xem xét yếu tố nguyên nhân, động cơ, hành vi, hậu quả và các yêu tố quyết định đến hình phạt đối với đối tượng này thì cũng cần làm rõ những yếu tố làm nảy sinh loại tội phạm này để giải quyết những vấn đề tồn tại trong xã hội.

Trong trường hợp phát hiện những vụ việc đưa, nhận hối lộ trong các cơ quan, trường học để chạy việc, chạy học cho người khác không đúng quy định pháp luật thì cần phải mở rộng điều tra, xử lý đối với tất cả những người có liên quan theo quy định pháp luật về các tội danh như tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ để đảm bảo công bằng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật tránh những vụ việc tương tự tiếp theo có thể xảy ra.

Nếu có căn cứ cho thấy đối tượng này là đối tượng môi giới hối lộ, nằm trong một đường dây chuyên chạy trường, chạy việc thì sẽ không xử lý đối tượng này về tội L*a đ*o chiếm đoạt tài sản mà sẽ xử lý về tội môi giới hối lộ, đồng thời sẽ xử lý với các đối tượng khác về tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, các tội danh về chức vụ như lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản... Vấn đề này cơ quan điều tra sẽ làm rõ để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm.

Theo quy định của pháp luật thì việc đi học các trường đại học thì phải thông qua việc thi cử, xét tuyển, phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có trình độ, có năng lực thì mới trúng tuyển. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng tiền thay thế cho hồ sơ, thay thế cho điều kiện học tập, dùng tiền để được vào học.

Pháp luật cũng nghiêm cấm việc dùng tiền để xin việc. Để được trở thành công chức, viên chức nhà nước thì phải tiến hành tham gia các kỳ thi tuyển, phải đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phải trúng tuyển thì mới được làm việc, trở thành công chức.

Nếu người nào tuyên truyền với người khác là phải mất tiền thì mới được vào làm việc ở cơ quan nhà nước, có thể trúng tuyển vào các trường đại học thì đây là hành vi gian dối. Nếu người khác nhẹ dạ, cả tin, đưa tiền cho người này nhưng người này đã không thực hiện bất cứ thủ tục nào để thực hiện việc xin việc xin học thì đây là hành vi L*a đ*o, sẽ bị xử lý hình sự về tội L*a đ*o chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp người nhận tiền đã thực hiện hành vi đưa tiền cho người có chức vụ quyền hạn để xin việc, xin học thì đây là hành vi đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ còn người nhận tiền sẽ bị xử lý về tội nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản...

Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định hành vi của đối tượng là L*a đ*o chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt số tiền hơn 2.000.000.000 đồng của nhiều người bởi vậy đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự về tội L*a đ*o chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ trong vụ án này có dấu hiệu của các tội phạm về chức vụ hay không, có đồng phạm hay không để xử lý vụ án một cách triệt để, đúng pháp luật đồng thời làm rõ các nguyên nhân điều kiện phạm tội để thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm theo quy định pháp luật. Vụ án này sẽ là bài học cho những người nhẹ dạ cả tin, tin vào các đối tượng L*a đ*o để tiền mất, tật mang lỡ dở cơ hội học tập, làm việc, đều rác vào đầu óc, tư duy của mình những suy nghĩ và hành động tiêu cực.

Xem thêm video: Triệt phá đường dây giả danh thiếu tướng để L*a đ*o

Nguồn: VTV 24.

Trung Vương

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/gia-danh-si-quan-quan-doi-lua-nguoi-nhieu-nam-xu-the-nao-1342850.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY