Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giảm nguy cơ loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng loét bàn chân là một trong những nỗi sợ hãi của người bệnh đái tháo đường, do vết thương lâu lành, nguy cơ phải đoạn chi, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Biến chứng loét bàn chân là một trong những nỗi sợ hãi của người bệnh đái tháo đường, do vết thương lâu lành, nguy cơ phải đoạn chi, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong chương trình tư vấn trực tuyến “Ðể người đái tháo đường có một đôi chân khỏe mạnh” do Công ty CP công nghệ y tế Diab tổ chức, các chuyên gia nội tiết giàu kinh nghiệm đã tư vấn cách hạn chế nguy cơ vết loét bàn chân.

Theo các thống kê trong nước và thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Ðáng lo hơn, cứ 30 người đái tháo đường có một người bị cắt cụt bàn chân do biến chứng. Nguyên nhân do người bệnh ít quan tâm kiểm soát tốt đường huyết, đến khi có biến chứng mới để ý thì đã muộn.

Kiểm soát tốt đường huyết, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên rèn luyện sức khỏe
là những liều thuốc hay giúp bệnh nhân chung sống với bệnh đái tháo đường.

Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường như: biến chứng thần kinh ngoại vi, giảm cảm giác ở vùng chi nên khi bàn chân có vết thương cũng không hay biết; biến chứng thần kinh vận động gây teo cơ, biến dạng bàn chân, tổn thương vi mạch, dễ bị sưng, loét, nhiễm trùng da, hạn chế vận động… bàn chân đau, nhiễm trùng, hoại tử, bốc mùi hôi, khiến bệnh nhân e ngại trong giao tiếp, mang tâm lý khó chịu, bất lực với cuộc sống, có thể dẫn tới trầm cảm. người thân cũng vất vả và ảnh hưởng cuộc sống khi chăm sóc cho bệnh nhân đái tháo đường gặp nhiều biến chứng.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh nhân đái tháo đường đừng để dẫn đến biến chứng. người bệnh cần chủ động kiểm soát tốt đường huyết, phát hiện sớm đường huyết tăng, cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết tư vấn hướng can thiệp, điều trị. những dấu hiệu nhận biết người bệnh có nguy cơ ca mắc đái tháo đường giai đoạn muộn, sinh nhiều biến chứng là: bàn chân bị biến dạng, các đầu ngón chân bị sừng hóa. người mắc đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân, các ngón chân hằng ngày; có bất cứ vết thương nào phải vệ sinh sạch sẽ, đúng cách và nhờ sự tư vấn của bác sĩ. ðối với người già, sa sút trí tuệ, mắc bệnh đái tháo đường, người thân trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc, theo dõi xem có tổn thương nào không, nhất là vùng chân để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Ts.bs lý ðại lương, có nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh đái tháo đường, cho biết: bước chân, như hơi thở, rất tự nhiên, nhẹ nhàng và dễ dàng ở người trẻ. nhưng ở người lớn tuổi, việc đi đứng trở nên khó khăn, nặng nề hơn. bước đi không còn vững chãi, các cơ yếu đi, khớp lỏng lẻo. chưa kể các bệnh lý về suy van tĩnh mạch, là một trong những bệnh thoái hóa ở người già, gây sưng, tê bì chân, vô cùng khó chịu. người đái tháo đường càng đối mặt với nhiều nguy cơ hơn, do đường huyết tăng cao, tổn thương thần kinh, giảm tiết mồ hôi ở bàn chân, dễ loét chân. bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ loét chân cao gấp 4-5 lần so với người bình thường.

Một trong những yếu tố quan trọng để chung sống với bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa các biến chứng, nhất là loét bàn chân là cần phải theo dõi, điều chỉnh các chỉ số sinh học ổn định, gồm: đường huyết, huyết áp, lipid máu. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên là “liều thuốc” hữu hiệu, giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Mỗi ngày, người bệnh rèn luyện thể dục, thể thao, đơn giản nhất là đi bộ ít nhất 30 phút/ngày, giúp ngừa biến chứng bàn chân: giảm đường huyết, huyết áp, điều hòa nhịp tim, các chỉ số sinh học ổn định hơn; phòng ngừa bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu ở hai chân, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch dẫn tới tắc nghẽn mạch máu ở hai chân.

Theo các chuyên gia, với người đái tháo đường đã có vết loét bàn chân, không thể đi bộ nhưng vẫn cần tập thể dục ở nửa phần thân trên của cơ thể. Bên cạnh vận động, người bệnh cần quan tâm chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng, mau lành vết thương. Những vết thương khó chăm sóc tại nhà, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được chăm sóc, điều trị sớm, cũng như được tư vấn cách chăm sóc hiệu quả tại nhà.

Trên nền tảng công nghệ, Công ty CP công nghệ Diab đưa ra ứng dụng Diab hoàn toàn miễn phí dành cho bệnh nhân đái tháo đường, có thiết kế lộ trình khoa học, với sự đồng hành của các chuyên gia hướng dẫn người bệnh cả về vận động và dinh dưỡng, người bệnh có thể tham khảo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/giam-nguy-co-loet-chan-o-benh-nhan-dai-thao-duong-a150500.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY