Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bệnh nhân đái tháo đường cần ăn sáng

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bỏ ăn sáng sẽ khiến đường huyết tăng cao hơn cả ngày
Bữa ăn điểm tâm luôn cần thiết đối với mọi người nhưng có điểm đặc biệt hơn theo khảo sát của các nhà khoa học Israel tại ĐH Tel Aviv là nếu bệnh nhân đái tháo đường type 2 bỏ ăn điểm tâm thì lượng đường trong máu của họ tăng cao hơn suốt cả ngày.

Trong thí nghiệm lâm sàng mới được công bố trên tạp chí Diabetes Care, GS Daniela Jakubowicz và cộng sự phát hiện bệnh nhân đái tháo đường bỏ ăn điểm tâm có mức độ đường trong máu vào thời điểm ăn trưa cao hơn 37% và vào thời điểm ăn tối cao hơn 27% so với những ngày họ có dùng điểm tâm.

Trước đó, một khảo sát khác của nhóm tác giả này được công bố hồi tháng 2 trên tạp chí Diabetologia cho thấy bệnh nhân đái tháo đường ăn nhiều vào bữa điểm tâm và ăn ít vào bữa tối có lượng đường trong máu thấp hơn 20% so với những người ăn điểm tâm ít và ăn tối nhiều. GS Jakubowics giải thích rằng mức độ đường cao trong máu có liên quan chặt chẽ với sự suy thoái chức năng của tế bào bêta vốn là tế bào liên quan đến sự tiết insulin của tuyến tụy. Mức độ đường cao trong máu cũng khiến những biến chứng ở bệnh tim phát triển sớm.

Chuyên gia về bệnh đái tháo đường Maudene Nelsson tại ĐH Columbia ở TP New York (Mỹ) - không liên quan với khảo sát này - ghi nhận: “Trước đây, tôi thường bỏ qua khi bệnh nhân cho biết họ chỉ uống cà phê chứ không dùng điểm tâm vì cho đó là thói quen của mỗi người. Phát hiện này cho tôi thấy cần phải khuyên họ nên ăn điểm tâm”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-nhan-dai-thao-duong-can-an-sang-15478.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY