Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những lưu ý khi dùng dược phẩm điều trị tiểu đường để tránh tác dụng phụ

(MangYTe) - Theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các dược phẩm để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới. Năm 2021, theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, tỷ lệ bệnh này ở người lớn đã tăng gấp 3 lần so với năm 2000, từ 151 triệu người lên 537 triệu người (chiếm 10,5% dân số thế giới).

Tại Việt Nam, 10 năm qua, bệnh đái tháo đường đã có mức gia tăng nhanh (từ 2,7% dân số năm 2002, lên 5,4% năm 2012, 7,06% năm 2021 trong độ tuổi điều tra 18-69), với gần 4,5 triệu người mắc bệnh.

Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường trên toàn quốc là 7,3% (lứa tuổi từ 30-69), riêng tại Hà Nội và TP.HCM là 8,3%.

Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Trong đó đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2) là căn bệnh khiến cho cơ thể đề kháng với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin để sử dụng, gây mất cân bằng nồng độ đường huyết.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm vì số ca mắc bệnh ngày càng tăng, bệnh có xu hướng “trẻ hóa” và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. đặc biệt, căn bệnh này không thể chữa khỏi, người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với tiểu đường.

Lưu ý khi dùng các dược phẩm điều trị tiểu đường

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường tuy nhiên, theo thông tin từ bệnh viện mellatec, nếu phát hiện sớm và điều trị bằng các loại dược phẩm kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện khoa học có thể cải thiện và kiểm soát bệnh hiệu quả. tuy nhiên khi sử dụng dược phẩm cũng cần lưu ý để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Bệnh tiểu đường cần lưu ý khi sử dụng các dược phẩm để tránh tác dụng phụ. Ảnh minh họa

Metformin: đây là loại dược phẩm thường được dùng cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. tác dụng của metformin là giảm lượng đường hấp thụ tại ruột, giảm lượng đường được sản sinh ra từ gan và đồng thời cải thiện độ nhạy của insulin. kết hợp sử dụng metformin cùng với chế độ ăn kiêng, có thể mang đến hiệu quả điều trị rất tích cực, lượng đường trong máu của người bệnh có thể giảm đáng kể.

Sulfonylurea: Loại thuốc này điều trị bệnh bằng cách thúc đầy hoạt động của tế bào beta của tuyến tụy để tăng cường sản xuất insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.

Insulin: Tuyến tụy là nơi sản sinh ra insulin. Khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm, insulin sẽ được giải phóng vào máu, chuyển các chất carbohydrate trong cơ thể. Đồng thời, chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể.

Pramlintide: đây là chất tổng hợp hormone amylin. thường được tiêm dưới da với tác dụng giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2.

Làm sao để đảm bảo an toàn khi sử dụng dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường?

Khi sử dụng các loại dược phẩm điều trị tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau: tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. không mua theo đơn thuốc của người bệnh khác. bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Chỉ uống thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý dừng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên uống thuốc đều đặn và vào cùng một thời điểm trong ngày.

Trường hợp quên uống thuốc nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Trường hợp đã sát giờ uống lều tiếp theo nên bỏ qua liều thuốc đã quên, tuyệt đối không tăng gấp đôi liều thuốc.

Trước khi dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào khác, bao gồm cả những loại thuốc không kê đơn, đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ điều trị để hạn chế được những tương tác thuốc và những nguy cơ rủi ro không đáng có.

Một số tác dụng phụ của dược phẩm điều trị tiểu đường có thể kể đến như tăng cân hoặc giảm cân, tiêu chảy, đầy hơi,… khi gặp phải những tác dụng phụ hay những phản ứng với các thành phần của thuốc nên liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.

Khi bị ốm, gặp phải các vấn đề về tâm lý,… lượng đường trong máu cũng có thể cao hơn bình thường. Đây là một cơ chế bảo vệ của cơ thể để chống lại bệnh tật. Vì thế, ngay cả khi không muốn ăn vẫn nên dùng thuốc điều trị để duy trì lượng đường huyết ổn định. Nếu đã dùng thuốc mà lượng đường trong máu vẫn tăng cao thì nên thông báo sớm với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay thế bằng các loại thuốc phù hợp.

Ngọc Nga (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/nhung-luu-y-khi-dung-duoc-pham-dieu-tri-tieu-duong-d213635.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY