Kinh tế xã hội hôm nay

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa

Đều là người khuyết tật, thậm chí từng bị liệt chỉ nằm một chỗ nhưng chị Cho và anh Lực vẫn cố gắng không ngừng nghỉ, nhiều lúc cắm hoa xuyên đêm để xây dựng một tiệm hoa ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Q.10, TP.HCM) khiến nhiều người nể phục.

Dịch covid-19 khiến việc bán hoa của anh Doanh Quốc Lực (38 tuổi) và chị Lê Thị Bích Cho (34 tuổi) năm qua bị ảnh hưởng, nhiều tháng liền phải tự bỏ tiền ra để trang trải chi phí mặt bằng và tiền nhân viên vì hoa bán ế. Những ngày cuối năm cũ đầu năm mới, nhiều người đến mua hoa hơn khiến không khí lại vui vẻ, thu nhập của anh chị cũng vì thế mà được cải thiện.

vợ chồng khuyết tật ấp ủ ước mơ qua những lẵng hoa

Ấp ủ giấc mơ mở một tiệm hoa

Tiệm hoa nhỏ có 2 tầng, tầng dưới là nơi để hoa và làm việc của anh chị, lầu trên là phòng ngủ. Tuy nhiên anh Lực và chị Cho dành phần lớn thời gian ở lầu dưới vì di chuyển khó khăn.

Năm 15 tuổi, anh Lực bị té ngã trong lúc leo cây. T*i n*n khiến cột sống anh bị ảnh hưởng và liệt hai chân nên phải ngồi xe lăn. Mất hơn 10 năm, anh Lực mới lấy lại được cân bằng trong cuộc sống.

“Lúc ấy đang tuổi lớn thì mà ngày cũng nhìn bạn bè đi học, còn khó khăn chưa có xe lăn nên tôi phải nằm một chỗ. Cảm giác nó bức bí lắm, nhưng cũng sự động viên của gia đình thì tôi cũng dần quen và làm mọi thứ trên xe lăn. Thấy mẹ chăm sóc kỹ nên dần dần từ bỏ ý định muốn ch*t mà sống vì hiện tại”, anh nói.

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa - ảnh 1

Anh Lực và chị Cho chủ yếu ở tiệm hoa làm việc thông qua mạng

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

Năm 2012 anh lực theo đoàn hỗ trợ người khuyết tật tỉnh bắc kạn vào tp.hcm học và sinh sống tại đây. trước đó anh lực có làm qua nghề kim hoàn sau đó đi bán vé số dạo nhưng nhận thấy khó lâu dài nên sau khi gặp chị cho, anh lực học thêm cắm hoa.

Giống như anh lực, chị cho cũng là người bình thường cho đến năm 22 tuổi thì mắc bệnh viêm tủy cổ và bị liệt toàn thân. một thời gian chị cho phải ăn qua ống và phải thở máy. có giai đoạn tưởng chừng là không qua khỏi, bác sĩ nói chị có thể bị liệt suốt đời. sau 8 năm kiên trì tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng chị cho đã có thể đi lại được. anh lực và chị cho gặp nhau ở trung tâm học nghề.

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa - ảnh 2

Chị Cho rất yêu hoa và lạc quan

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

“Hồi trước mình cũng từng suy nghĩ sẽ đi học may để mở một bàn sửa quần áo nhưng cuối cùng học xong thì tay bị yếu nên không thể may được nên chuyển qua bán hoa dạo rồi bán vé số. Nhưng mình không có sức khỏe như mọi người, bán vé số không đủ sống, nắng mưa thất thường, mình cũng hay bệnh nữa. Mình rất thích hoa, thích làm đẹp nên mình đã nghĩ sao mình không tự mở một shop hoa cho mình để mình có thể làm được những gì mình muốn vừa có thể phát triển được để kinh tế mình ổn định”, chị Cho kể lại.

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa - ảnh 3

Chị cho từng bị chẩn đoán sẽ bị liệt suốt suốt đời nhưng sau đó may mắn di chuyển được nhưng rất yếu

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

Thế là tiệm hoa của anh lực và chị cho được ấp ủ và chính thức biến thành hiện thực vào năm 2017. sau đó, hai anh chị tổ chức đám cưới vào năm 2018 thông qua chương trình tổ chức đám cưới tập thể cho người khuyết tật tại tp.hcm. trước đó anh chị đã đăng ký kết hôn và mở tiệm hoa nhưng chưa có điều kiện tổ chức đám cưới.

Sau 1 năm mở tiệm hoa, tích góp được một chút vốn anh chị mở rộng tiệm hoa hơn và thuê thêm nhân viên phụ việc. mọi việc bưng bê nặng nhọc sẽ được nhân viên làm, anh chị sẽ tập trung vào việc cắm hoa nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Nhưng để có được hạnh phúc hiện tại, trước khi đến với nhau nhiều người cũng khuyên nhủ anh chị nên ở vậy vì chăm sóc cho nhau đã khó rồi, nếu có thêm con cái thì sẽ càng khó hơn.

“Tụi mình nghĩ hai người ở với nhau thì đỡ cô đơn hơn, để an ủi cuộc sống này, đằng nào cuộc sống này cũng đã thiệt thòi rất nhiều thì về để nương tựa lẫn nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày”, chị Cho tâm sự

Xuyên đêm làm hoa những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới

Người bình thường kinh doanh đã khó, người khuyết tật như chị cho và anh lực lại càng khó khăn hơn. chị cho yếu 2 tay một chân, người ốm yếu, ít sức. anh lực yếu 2 chân phải ngồi xe lăn, đi lại sinh hoạt với anh rất khó khăn. chứng kiến anh lực phải lết từng bước từ lầu trên xuống nhà dưới khiến tôi không khỏi nghẹn lòng, vậy mà đây lại là chuyện hằng ngày anh lực phải làm.

Khó khăn nhất là việc di chuyển những đồ nặng, ban đầu vừa mở quán hai vợ chồng chị chưa có tiền để thuê người phụ việc quán nên 2 vợ chồng phải tự tay làm, những đồ nặng 2 vợ chồng cũng tự xoay sở.

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa - ảnh 4

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa - ảnh 5

Chị Cho khó khăn trong việc di chuyển các chậu hoa mà phải nhờ đến người phụ việc

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

“Người bình thường làm một giỏ hoa mất từ 15 - 30 phút thì mình phải làm từ 2 - 3 tiếng vì chưa quen cách làm, mình khắc phục từ từ, dần dần mình hiểu ra được thì mình làm tốc độ nhanh hơn và tốt hơn rất nhiều. Thời gian đầu mình cắm một lẵng hoa mất từ 3 - 4 tiếng nhưng nay khoảng chừng 20 phút là xong mà nó còn dễ hơn rất là nhiều”, chị nói.

Tiệm hoa mở cửa từ 6 giờ sáng đến 22 giờ, có ngày có người đặt hoa, hai anh chị lại làm đơn hàng xuyên đêm. Thường từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian tiệm hoa bán được nhất và nhiều người đặt. Nhất là khoảng thời gian cuối năm và đầu năm mới anh chị không được nghỉ tay. Những tháng còn lại chủ yếu là bán hoa để duy trì khách.

Giữa chợ hoa Hồ Thị Kỷ, cặp vợ chồng từng bị liệt thắp đèn xuyên đêm cắm hoa - ảnh 6

Anh Lực và chị Cho vẫn hạnh phúc bầu bạn và có ý định thụ tinh nhân tạo

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

Nhiều năm qua kể từ khi mở tiệm hoa hai vợ chồng anh lực không về quê ăn tết mà bán hoa xuyên tết. chị giải thích thường thì mùa tết là mùa mà vợ chồng bán hoa chạy nhất nên không dám nghỉ ngày nào. chỉ thường nghỉ mồng 1, mồng 2, những ngày lễ lớn 20.10, 20.11 là thường làm xuyên đêm.

Hiện tại mọi thu nhập của anh chị là từ tiệm hoa. thấy hoàn cảnh của vợ chồng chị cho, nhiều người khách ủng hộ quay lại đặt hoa nên anh chị cũng có được lượng khách thường xuyên. “ngày trước hai vợ chồng chỉ mong muốn có một công việc gì đó để giết thời gian vì trước đó tụi mình bệnh chỉ nằm một chỗ thôi nên là rất sợ cảnh ngồi không một chỗ. tụi mình chỉ mơ ước có đủ cơm ăn 3 bữa nhưng giờ được như vậy là hạnh phúc mãn nguyện lắm rồi”, chị bộc bạch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/giua-cho-hoa-ho-thi-ky-cap-vo-chong-tung-bi-liet-thap-den-xuyen-dem-cam-hoa-1325549.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau tuổi 50, sự chênh lệch trong hoạt động T*nh d*c trở nên phổ biến ở nhiều cặp vợ chồng.
  • Các cặp vợ chồng vô sinh có thể gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế cấp phép.
  • Nỗi buồn hiếm con thường khiến các cặp vợ chồng cảm thấy thất vọng, chán nản. Thay vì im lặng, hãy mở lòng chia sẻ với bạn đời để tìm cách tháo gỡ vấn đề.
  • Sau hơn 6 năm ròng rã với những cuộc hành trình tìm thầy chữa bệnh, mua đến không biết bao nhiêu que thử vậy mà cái vạch thứ 2 vẫn không chịu xuất hiện.
  • ThS. BS Hồ Mạnh Tường- Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh cho biết thông tin trên tại Hội thảo quốc tế về hỗ trợ sinh sản tổ chức vào sáng 31/5 tại TP.HCM.
  • Khi quan hệ chồng em vẫn dùng bao cao su, vậy tại sao em bị viêm nhiễm? Bệnh của em có nguy hiểm không và có thể chữa dứt điểm?
  • Một thợ bắt rắn đã chặt đứt ngón tay của mình khi bị rắn cắn. Nhưng khi thấy con rắn đã ăn con chuột trước đó, nghĩ nọc độc đã giảm nên ghép ngón tay kia lại.
  • Em họ tôi đang là sinh viên bị T*i n*n giao thông, bây giờ sống thực vật do bị liệt tủy. Tôi muốn hỏi Mangyte liệu có hi vọng nào chữa trị được cho em tôi? Nó là con trai duy nhất nên chú thím tôi buồn lắm. Mong Mangyte cho lời khuyên, tôi cảm ơn rất nhiều! (Ánh Hoa - Nam Định)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • ...Nói “huỵch toẹt” ra: đây là một dạng “gấu bông quý tộc” vô tích sự! Nhóm trẻ “tầm gửi” có sĩ số ngày càng tăng này bị khuyết tật về kỹ năng sống, tính tự lập gần như bằng 0...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY