Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

GS Nguyễn Văn Tuấn: Vắc xin COVID-19 ít nhất cũng phải 2 năm

Hiện nay, các quốc gia đều chạy đua nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin. Vắc xin được coi là cách duy nhất chặn đứng đại dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ phải chờ rất lâu.

Dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang gia tăng và chưa có đỉnh dịch. Tính đến 17 giờ 00 ngày 03/8/2020, thế giới ghi nhận thêm 31.637 trường hợp mắc và 961 trường hợp Tu vong. Đến nay, toàn cầu ghi nhận 18.258.448 trường hợp mắc COVID-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 693.395 trường hợp Tu vong.

Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - (Viện Garvan, Australia) cho biết đến nay dịch sẽ vẫn tăng cả về ca mắc và Tu vong. Các liệu pháp điều trị vẫn còn đang nghiên cứu, và có rất ít Thu*c được 'chứng minh' là có hiệu quả. Vắc xin là nguồn hi vọng lớn, nhưng vì thời gian nghiên cứu và thử nghiệm kéo dài, nên vắc xin không thể có một sớm một chiều.

Hiện nay, cuộc chạy đua tìm vắc xin đang bùng nổ khắp thế giới, theo GS Tuấn có hơn 150 nhóm trên thế giới nghiên cứu tìm vắc xin cho virus SARS-COV-2. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 8/2020 thì chỉ có 8 "ứng viên" được thử nghiệm lâm sàng trên người.

8 ứng viên đó là mRNA-1273 của Moderna (Mĩ), Inovio (Mĩ), ChAdOx1 nCoV-19 của ĐH Oxford (Anh), ĐH Queensland (Úc), Ad5-nCoV của Trung Quốc, và của các tập đoàn Johnson & Johnson, Sanofi, và Pfizer.

GS Nguyễn Văn Tuấn

Vắc xin chậm được sử dụng cho người là bởi vắc xin cũng giống Thu*c, đều phải trải qua 4 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng:

• Giai đoạn I: vắc xin được tiêm cho một số ít người khoẻ mạnh và một số bệnh nhân. Mục đích là xem xét có phản ứng phụ hay không, và xác định liều lượng thích hợp.

• Giai đoạn II: vắc xin được tiêm cho hàng trăm người bị nhiễm. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hiệu quả và an toàn của vắc xin.

• Giai đoạn III: đây là giai đoạn quan trọng nhất, và có hàng ngàn người tham gia. Một số người sẽ được tiêm vắc xin, một số được tiêm giả dược hay một loại Thu*c hiện hành. Mỗi người phải được theo dõi vài tháng, có khi vài năm. Nghiên cứu giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm. Dữ liệu từ giai đoạn này là chứng cớ khoa học để FDA phê chuẩn hay bác bỏ vắc xin.

• Giai đoạn IV: sau khi vắc xin đã được phê chuẩn và bán ra thị trường, công ti vẫn phải theo dõi hiệu quả của vắc xin để ghi nhận các biến chứng và phản ứng phụ.

Thông thường, từ lúc phát triển, nghiên cứu, thử nghiệm, công bố trên tập san y khoa, đến lúc vắc xin ra thị trường thì phải tốn 10-15 năm, hay ngắn nhất cũng là 4 năm.

Dịch COVID-19 lần này có thể được các cơ quan quản lý sẽ nới lỏng hơn thì quá trình hoàn thành nghiên cứu thử nghiệm vắc xin sẽ nhanh hơn. Nhưng GS Tuấn cho biết, nhanh thì ít nhất cũng phải mất 2 năm.

Hiện nay, chỉ có vắc xin của Moderna là vào giai đoạn thử nghiệm III, và theo chương trình họ sẽ tuyển 30,000 tình nguyện viên.

    Sử dụng nước xịt rửa tay mọi lúc mọi nơi: Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc vì hàng giả

Vắc xin của Trung Quốc cũng mới được phê duyệt cho giai đoạn III trên quân nhân. Nhưng họ không công bố thông tin về trình tự và phương pháp như bên Mỹ nên cũng chưa có gì chắc chắn.

Vắc xin của ĐH Oxford Anh tuy gây ồn ào trên báo chí, nhưng thật ra chỉ mới ở giai đoạn II. Vắc xin của ĐH Queensland (Úc) thì mới ở giai đoạn I vào tháng 7 này, do đó phải chờ cả năm nữa mới vào giai đoạn III.

GS Tuấn nhấn mạnh, ngay cả khi vắc xin vào đến giai đoạn III của thử nghiệm, vẫn có nguy cơ thất bại.

Một phân tích trên 640 Thu*c mới cho thấy, 54% trong số này thất bại ở giai đoạn III. Ngay cả khi thành công thử nghiệm, đến giai đoạn phê chuẩn cũng gặp khó khăn: chỉ có 50% là được phê chuẩn ngay, số còn lại phải… nghiên cứu tiếp.

Chính vì vậy, GS Tuấn cho rằng, rất khó có thể có ngay vắc xin trong năm 2020 nên hãy phòng bệnh cho chính mình là tốt nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/gs-nguyen-van-tuan-it-nhat-cung-phai-2-nam-moi-co-vac-xin-covid-19-20200804121046138.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc được chỉ định chủ yếu cho người bệnh lớn tuổi và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức
  • Mới đây, Cơ quan Quản lý Thuốc - thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt loại Thuốc mới để điều trị bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ em (Neuroblastoma).
  • Vắc-xin “made in Việt Nam” được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế đã ghi dấu son chói lọi vào bảng vàng thành tích vượt trội của ngành công nghiệp sản xuất vắc-xin Việt Nam.
  • Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt phiên bản Thuốc generic (Thuốc gốc) đầu tiên abilify (aripiprazole) để điều trị bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
  • Mỗi một loại dược phẩm đều có thể mang tới những tác dụng phụ nào đó. Thuốc trị loãng xương cũng không thoát khỏi quy luật chung này. khi đặt lên bàn cân về những rủi ro và những lợi ích của Thuốc trị loãng xương, người sử dụng cần phải nắm rõ tác dụng phụ của từng nhóm Thuốc.
  • Truyền dịch là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương,
  • . Cứ mỗi 2 phút là có 1 người Tu vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. 75% cả nam và nữ có nguy cơ lây nhiễm virút HPV một lần trong đời.
  • Nếu chàng và bạn vẫn thường xuyên làm những việc này với nhau, chắc chắn mối quan hệ của bạn sẽ luôn mặn nồng như đang ở giai đoạn trăng mật.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Đau lưng là triệu chứng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, cơn đau lưng có thể hết trong vài ngày bằng các cách đơn giản. Thực tế, một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY