Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lưu ý khi sử dụng Thuốc trị loãng xương

Mỗi một loại dược phẩm đều có thể mang tới những tác dụng phụ nào đó. Thuốc trị loãng xương cũng không thoát khỏi quy luật chung này. khi đặt lên bàn cân về những rủi ro và những lợi ích của Thuốc trị loãng xương, người sử dụng cần phải nắm rõ tác dụng phụ của từng nhóm Thuốc.
Điều quan trọng nhất để “ăn thua đủ” với những tác dụng phụ của Thuốc là cần phải báo cho thầy Thuốc những triệu chứng “lạ” mà người dùng Thuốc gặp phải. Một số triệu chứng do tác dụng phụ của Thuốc gây ra chẳng hạn như: trào ngược dạ dày - thực quản, triệu chứng giống như cảm, cúm có thể được giải quyết bằng một số loại dược phẩm thông thường. Một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn, chẳng hạn gây đau xương thì người sử dụng Thuốc cần phải được thay đổi bởi một loại Thuốc trị loãng xương khác. Dưới đây là những loại trị loãng xương">Thuốc trị loãng xương phổ biến nhất và những tác dụng phụ thường gặp.

Bisphosphonates bao gồm alendronate (Fosomax), risendronate (Actonel), ibandronate (Boniva) và một vài loại Thuốc khác. Một số dược phẩm trong nhóm Bisphosphonates có thể dùng đường miệng, có loại được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Khi được sử dụng qua đường tĩnh mạch thì nhóm Thuốc Bisphosphonates có thể gây ra những phản ứng có triệu chứng giống như cúm chẳng hạn như: lạnh, đổ mồ hôi, đau nhức... Trong những trường hợp này có thể dùng Thuốc paracetamol để chế ngự những tác dụng phụ kể trên.

Bisphosphonates nếu được dùng đường miệng có thể gây kích ứng, gây viêm dạ dày, thực quản, gây ra chứng khó nuốt, trào ngược dạ dày - thực quản, khó tiêu... đôi khi có thể gây đau nhức xương khớp. Một số tác dụng phụ hiếm gặp cũng đã được báo cáo trong những năm gần đây,chẳng hạn như hoại tử xương hàm. Những người có tần suất cao bị tác dụng phụ này là những bệnh nhân ung thư và sử dụng các loại Thuốc trị loãng xương với liều cao. Khi sử dụng Bisphosphonates nên được thẩm định hàng năm và cũng cần có một thời gian ngưng Thuốc để hạn chế những tác dụng phụ

Tác dụng phụ phổ biến của loại Thuốc này là sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch ở chân và phổi. Những tác dụng phụ khác bao gồm sốt, chuột rút, cơ thể bị giữ nước, các triệu chứng giống cúm...

Liệu pháp trị loãng xương này thích hợp cho những phụ nữ đang thời kỳ mãn kinh và có các triệu chứng liên quan đến mãn kinh như: nóng ran người... Dù là có ít tác dụng phụ, tuy nhiên nếu được điều trị trên 5 năm hoặc điều trị cho những bệnh nhân nữ trên 60 tuổi thì thường xảy ra các tác dụng phụ gây ra những vấn đề về tim mạch, đột quỵ, rối loạn đông máu, ung thư nhũ hoa...

Khi điều trị bằng liệu pháp thay thế hoóc-môn bệnh nhân cần được thẩm định ngay khi bắt đầu liệu pháp và thời gian sử dụng liệu pháp.

Thuốc này chỉ được dùng trong những trường hợp bị loãng xương nghiêm trọng, tỉ trọng xương thấp hoặc cho những bệnh nhân bị gãy xương. Những Thuốc Teriparatide có thể sử dụng trong 2 năm. Những tác dụng phụ bào gồm: run chân, bị kích ứng tại vùng da được tiêm Thuốc, xây xẫm, đau cơ, đau khớp, chóng mặt, chuột rút, tim đập nhanh, hạ calcium huyết. Thí nghiệm trên chuột cho thấy teriparatide gây ung thư xương nhưng chưa thể kết luận tác dụng phụ này có hay không ở người.

Dù là có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên công bằng mà nói những lợi ích trị liệu của Thuốc loãng xương đã “phủ bóng” những tác dụng phụ của nó. Điều cần làm là bệnh nhân cần biết những tác dụng phụ của Thuốc để hạn chế ở mức tối đa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-su-dung-thuoc-tri-loang-xuong-13458.html)

Tin cùng nội dung

  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.