Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội thêm 1 tâm dịch vì liên quan đến bệnh nhân 237

Dịch tễ của BN237 có liên quan đến nhiều cơ sở y tế như Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Đức Giang, Viện huyết học và truyền máu, Bệnh viện E...

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Sáng 4/4, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương” với sự tham dự của điểm cầu 27 tỉnh, thành phố có ca mắc COVID-19.

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng tình hình dịch hiện đang vẫn diễn biến phức tạp hiện nước ta có 239 người mắc trên 25 tỉnh/thành phố và 90 ca đã công bố chữa khỏi, chưa có ca Tu vong.

Thứ trưởng cho biết, dịch tễ của BN237 có liên quan nhiều cơ sở y tế (Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Đức Giang, Viện huyết học và truyền máu, Bệnh viện E) giao lại cho ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Hà Nội xử lý coi như một tâm dịch để có các biện pháp triển khai quyết liệt để tránh lây lan ra cộng đồng.

Theo dự báo trong thời gian tới tình hình dịch rất phức tạp, khó lường nên ban chỉ đạo đã cập nhập bổ sung và hoàn thiện các cấp độ dịch trong giai đoạn hiện nay. Đề nghị ban chỉ đạo các địa phương căn cứ vào kế hoạch mới nhất của Ban Chỉ đạo Quốc gia và tình hình cụ thể của địa phương mình để xây dựng kế hoạch ứng phó cho phù hợp với tình hình dịch của địa phương và chuẩn bị phương án trong trường hợp dịch lan rộng.

Sở Y tế Hà Nội báo cáo tại cuộc họp trực tuyến

Cũng tại buổi họp, Sở Y tế Hà Nội đề xuất với những trường cách ly tập trung chỉ cần lấy mẫu xét nghiệm PCR một lần và tiếp tục cách ly đủ 14 ngày. Hà Nội đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 20 nghìn người và hiện hóa chất sử dụng trong xét nghiệm đang rất khan hiếm.

Các chuyên gia cho biết, việc xét nghiệm lần hai là cần thiết, vì có những trường hợp phải sau 7 ngày nồng độ virus mới đủ để xác định.

Liên quan đến trang thiết bị trong điều trị và phòng dịch, một số địa phương cho biết hiện việc đặt mua đang gặp khó khăn và địa chỉ mà bộ Y tế cung cấp nhưng khi khi được hỏi thì thông báo hết hoặc đang trong quá trình nhập khẩu.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương thực hiện tốt việc khoanh vùng, dập dịch để hạn chế việc lây lan dịch bệch ra cộng đồng, thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng là “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, phát hiện từng đối tượng”, theo phương châm phát hiện và cách ly.

Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, thông báo của Bộ Y tế về danh sách người nước ngoài từ Việt Nam về và những người đến khám, chăm sóc phục vụ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai; những ai có liên quan đến lịch trình di chuyển của BN 237, tuyên truyền hướng dẫn để người dân biết tự khai báo. Duy trì tổ “đi từng ngõ gõ từng nhà” mỗi tổ tối thiểu 2 người, thành phần gồm công an (cảnh sát khu vực) và y tế cơ sở, Mặt trận tổ quốc, bí thư trưởng thông khu phố.

Mỗi tổ phụ trách một cụm dân cư, khu phố khoảng 50 hộ gia đình lập danh sách theo dõi, sáng lọc chặt chẽ những ai có biểu hiện sốt ho khó thở đặc biệt là những người đi về từ vùng dịch.

Đối với việc xét nghiệm, địa phương sẽ chọn 1 huyện hoặc phường dự kiến có thể nguy cơ để xét nghiệm cắt ngang cộng đồng để đánh giá nguy cơ cộng đồng. Đối với việc điều trị, địa phương thực hiện nghiêm chỉ tiêu giường bệnh tại các cơ sở y tế theo quyết định số 47 ngày 30/3/2020 của Ban chỉ đạo về giường cách ly trong điều trị COVID-19.

Bên cạnh đó tổ chức xét nghiệm tại cộng đồng; thực hiện điều điều trị theo nguyên tăc dịch ở đâu khoanh vùng dập dịch ở đó. Điều trị bệnh nhân tại chỗ, chỉ chuyển lên tuyến trên khi bệnh nhân nặng vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị. Những đơn vị của tỉnh nào nào do tỉnh đó chỉ đạo và chịu trách nhiệm; thực hiện phân luồng điều trị hợp lý tránh lây nhiễm trong bệnh viện; nhân viên y tế thực hiện nghiêm phòng hộ trong khám bệnh tránh lây nhiễm chéo thực hiện nghiêm túc hướng dẫn cách ly trong các cơ sở y tế của Bộ Y tế.

Thứ trưởng cho biết sẽ xử lý theo quy định của pháp luật những đối tượng cố tình không chấp hành quy định về cách ly y tế, bố trí khu cách ly riêng cho đội ngũ nhân viên y tế để vừa cách ly vừa thực hiện công tác phòng chống dịch

Ban Chỉ đạo cũng lưu ý công tác phòng chống dịch COVID-19 trong các trại dưỡng lão, trại giam và trung tâm bảo trợ xã hội.

Điều tra được 301 người là F1,F2 tại các địa điểm ca 237 mắc COVID-19 đã đi qua

Chiều 4/4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Hà Nội cho biết, sau 5 tiếng đồng hồ khẩn trương xác định đã xác định được lịch trình của BN237 đã tiếp xúc tổng cộng với 101 trường hợp F1 và gần 200 F2 tại những địa điểm mà bệnh nhân đi qua.

Bệnh nhân số 237 khiến 89 y bác sĩ của 4 bệnh viện phải cách ly

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có báo cáo về lịch trình bệnh nhân mắc COVID-19 số 237 người Thụy Điển. Theo đó, 89 trường hợp là y bác sĩ của 4 bệnh viện phải cách ly vì tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nhân này.

Xác nhận ca bệnh người Vĩnh Phúc, Việt Nam có 239 ca mắc COVID-19

Bộ Y tế cho biết ngày 4/4, ghi nhận thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 239 ca.

Bộ Y tế khẩn cấp tìm những người liên quan bệnh nhân COVID-19 số 237

Tối 3/4, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn về trường hợp bệnh nhân COVID-19 số 237.

Việt Nam ghi nhận 237 ca mắc COVID-19

Bộ Y tế vừa thông báo thêm 4 ca dương tính virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam tại thời điểm này lên 237 trường hợp.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ha-noi-them-1-tam-dich-vi-lien-quan-den-benh-nhan-237-1635595.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY