Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Hãi hùng vị sếp làm giàu nhờ... keo kiệt: Lúc tính tiền đều giả vờ nghe điện thoại, hóa đơn mặc nhiên để nhân viên trả tất

Em cứ xác định phải lấy tiền ra đưa trong khi sếp thì nào là đang bận gọi điện thoại, đang bận đi vệ sinh và chỉ xong khi em móc tiền khỏi ví.

Không có bất kỳ một quy định nào bắt ép sếp phải trả tiền cho nhân viên trong những cuộc liên hoan, ăn uống chung nơi công sở. Tuy nhiên, chẳng chịu “chia đầu người” đã đành, còn tìm cớ nghe điện thoại, đi vệ sinh để bắt nhân viên phải thanh toán tất cả hóa đơn trong những dịp ấy như vị sếp dưới đây thì thật hãi hùng.

Cụ thể, mới đây, trong hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở rất lớn trên MXH, một nàng công sở đã đăng đàn chia sẻ vài dòng tâm sự về vị sếp làm giàu nhờ “keo kiệt” của mình như sau:

“Dạ em chào cả nhà, hôm nay em muốn kể mọi người nghe cái trường hợp đi làm của em. Em không biết người giàu, thành công thì bằng cách gì chứ sếp em thì nhờ vào keo kiệt. Mới vào làm công ty được 2 tháng, cuối cùng cũng làm nhân viên chính thức. Bài học xương máu đầu tiên mà sếp dạy em là khi được đi với sếp thì phải hiểu sếp không phải là người trả tiền.

Cứ mỗi lần em đi ăn với sếp hay đi gặp khách, thì xác định người trả tiền phải là em. Chưa kể có khi ngày gặp 2-3 đợt, em cứ xác định phải lấy tiền ra đưa trong khi sếp thì nào là đang bận gọi điện thoại, đang bận đi vệ sinh và chỉ xong khi em móc tiền khỏi ví.

Em tức lắm ạ, dù vào làm chính thức nhưng lương cũng chỉ có 6 triệu thôi, chưa gì mà tháng này em đã thấy phải ăn uống tằn tiện rùi. Đã thế, có hôm khách bảo để khách trả mà sếp cứ tỏ vẻ, bảo để sếp trả nhưng cuối cùng khi chào khách đi thì sếp cũng tự nhiên đi ra luôn và em là người phải móc hầu bao.

Nói thật, em chả biết sao chứ cứ vầy em cũng bỏ công ty mà chạy, sếp thì giỏi làm em chả thấy em chỉ thấy giỏi ăn trên đầu người ta. Mà em thì lại chả biết từ chối sao nữa, lại sợ nó đì nhưng nếu không làm gì thì sếp nó lại ăn lương của mình. Phải làm sao đây ạ?”.

Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng, đặc biệt là hội “500 anh chị em” công sở. Tất nhiên, với tính chất khó tin của câu chuyện được kể lại từ chính “nạn nhân”, ai ai cũng bày tỏ cảm xúc phẫn nộ vị sếp có trình độ keo kiệt, vô lý đến mức phi thường.

Tuy nhiên, không ít người cũng khuyên nhủ nàng công sở nhân vật chính nên chủ động đòi lại công bằng cho mình thay vì cứ âm thầm gánh chịu thiệt thòi, mất tiền và mất cả tinh thần.

Quả thật, làm dân công sở, ai cũng thích được sếp ưu ái và tạo điều kiện cho đi gặp gỡ khách hàng cùng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải “trả ơn” bằng cách luôn là người xử lý các hóa đơn thanh toán.

Nếu chi trả trong các tình huống ăn uống thuộc phạm vi công việc, như đi gặp khách hàng, bàn chuyện với đối tác,... Hãy giữ hóa đơn lại và làm việc trực tiếp với bộ phận kế toán công ty, đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

Một vài lần mắt nhắm mắt mở thì được, chứ như trường hợp trên, ngày 2-3 lần phải trả thay phần của cả sếp, hóa ra tiền lương làm việc dùng để bồi dưỡng cho chính cấp trên hay sao? Cuối cùng, bản thân mình hít không khí mà sống qua ngày à?

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hai-hung-vi-sep-lam-giau-nho-keo-kiet-luc-tinh-tien-deu-gia-vo-nghe-dien-thoai-hoa-don-mac-nhien-de-nhan-vien-tra-tat-20200822215224264.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY