Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hãy nâng niu Ngọa Vân

Ngọa Vân ngự trong vùng xanh núi đồi, môi trường còn khá tốt. Đường lên núi có suối lạnh ngắt chảy róc rách cạnh bên, lối mòn men giữa rừng trúc dày đặc. Từng bậc cao, ở những vị trí có mặt phẳng, có những dấu tích công trình tâm linh cũ, hay nền cổ.

>>Phật giáo và môi trường

Đường đến Ngọa Vân Am trùng điệp núi đồi và hồ. Đoàn chúng tôi: Thượng tọa Vân Phong, Thạc sĩ sử học Văn Anh, nhà báo Phan Hữu Dương, Anh Minh, và anh Long, trên một con xe trắng bạc từ Hà Nội hướng lên Đông Bắc, sau một chặng dừng mấy ngày ở Uông Bí, trực chỉ Ngọa Vân Am. 

Bài liên quan

Mã đề ở Am Ngọa Vân

Địa chỉ thiêng liêng ấy là đối tượng nghiên cứu sâu của nhiều ngành như Phật giáo, khảo cổ, sử học...Đức Vua Trần Nhân Tông, theo tấm gương của Đức Thế Tôn, gác gươm báu, hoàng bào, tìm đến Ngọa Vân mây gió trập trùng tọa thiền sống đời hành giả, thành tự đạo quả, sáng lập dòng thiền lừng lẫy Việt Nam, tạo một khác biệt có giá trị trong hội nhập và hiện lộ đặc điểm tiếp nhận Phật giáo của riêng người Việt Nam, sự độc lập cương thổ cùng sự độc lập tư tưởng - một vấn đề rất lớn do hoàn cảnh lịch sử. Song, đang nói về môi trường...

Ngọa Vân ngự trong vùng xanh núi đồi, môi trường còn khá tốt. Đường lên núi có suối lạnh ngắt chảy róc rách cạnh bên, lối mòn men giữa rừng trúc dày đặc. Từng bậc cao, ở những vị trí có mặt phẳng, có những dấu tích công trình tâm linh cũ, hay nền cổ. Và có thể chiêm ngắm các cội thông cao ngất thuộc một giống thông không phổ biến, sừng sững trên núi. Và khi lên đến Am, ở độ cao, trong sương sớm, ngắm những ngọn thông trong dãy núi chập chùng thật vô cùng kỳ thú. Cảm giác ấy có lẽ khác biệt Đà Lạt hay Sa Pa.

Môi trường được bảo vệ tốt, suốt đường leo lên núi, các thùng rác bố trí đều, được thu dọn xử lý thường xuyên. Nước suối rất sạch. Khu vực cận kề Am, nơi có nhà ở sinh hoạt của người trông coi và chốn hành hương sạch sẽ. Thời gian nghỉ ở cạnh am, chúng tôi được nếm vị rau sạch trên núi như ở vườn nhà, đủ loại, sạch đến từng chiếc lá! Một chốn thiêng nổi tiếng lại có môi trường tốt như thế, quả thực không nhiều.

Nhưng, có một nỗi lo dễ chia sẻ vì không khó hiểu: công trình chùa mới hoàn thành chưa lâu, hoành tráng so với các kết cấu cũ vốn có, quá trình thi công cơ giới, vận chuyển nguyên vật liệu đã can dự mạnh vào môi trường tự nhiên, hệ thống cáp treo cùng khối lượng khách hành hương lớn chưa từng có nếu  so với ngày cũ, tất yếu đặt gánh nặng oằn vai lên môi trường và trên vai những người quan tâm hay có bổn phận gìn giữ môi trường địa phương: làm sao khai thác tốt, tạo điều kiện cho người dân tiện lợi tiếp cận hành hương chốn thiêng, song vẫn xử lý - bảo vệ được môi trường ở ngưỡng cơ bản chấp nhận được?

Bài liên quan

Vén mây lên Ngọa Vân ngắm nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Bài toán không hề dễ. Làm sao cân bằng giữa cái thu về được, tài chính, công ăn việc làm cho bà con địa phương, phát triển du lịch và du lịch tâm linh, so với cái mất đi: không khí, thảm xanh, các kiến trúc cổ? Làm sao cân bằng được giữa tâm linh và du lịch tâm linh - một ngành kinh tế? Câu hỏi đấy, nỗi lo ấy đã đặt lên bàn chay của tất cả chúng tôi cùng vị có trách nhiệm trông coi ở đấy, khi công trình chùa mới còn chưa khánh thành, vật tư ngổn ngang ở lưng chừng núi. Thực ra, bài toán khó ấy nào chỉ riêng ở Ngọa Vân Am?

Cái giá nào, bao nhiêu, cho những cội thông cổ ở Ngọa Vân và cả vùng đồi núi trùng điệp, cho khoảng không gian trong trẻo vô ngần của vùng Đông Bắc, một chốn thiêng liêng.

Hãy nâng niu Ngọa Vân, báu vật không của riêng ai. Từng bước chân nhẹ nhàng khẽ khàng khi hành hương, từng sợi rác...

Lốc cốc gõ trong một nỗi lo...

Nguyễn Thành Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/hay-nang-niu-ngoa-van-d35714.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY