Những bài báo cũng ghi lại nỗi sợ hãi ngày càng tăng đối với ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Hồi giáo trong thời hậu chiến ở Iran, mà cụ thể là sự lung lay của Đảng Tudeh.
Ông mohammad mossadegh trở thành thủ tướng iran vào năm 1951 sau khi xảy ra vụ ám sát người tiền nhiệm của ông là tướng ali razmara (lãnh đạo quân sự và là thủ tướng iran). những chính sách quốc hữu hóa của thủ tướng mosaddegh chủ yếu là những chính sách chống lại hãng dầu mỏ anh – iran (người anh làm chủ sở hữu) đã dẫn đến những căng thẳng nghiêm trọng.
Nỗi sợ hãi của liên minh tình báo anh – mỹ
Về phía mình, Thủ tướng Mosaddegh tuyên bố cảnh báo sức mạnh đế quốc là kẻ thù của Iran và chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao với Anh. Đáp trả, người Anh đã tung ra việc “làm luật hoặc hủy hoại Iran” và lái họ về phía Mỹ khi đó đang là một siêu cường mới trong thế giới thời hậu chiến, tới khi đó cả Anh và Mỹ cùng hợp sức thêu dệt các quỷ kế nhằm hạ bệ ông Mosaddegh.
Kết quả đầu tiên của những chiến dịch mật này đã đến vào giữa năm 1952. trước sức ép liên tục của cia và tình báo anh đã ép buộc quốc vương iran, reza shah, phải sa thải thủ tướng mosaddegh. tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp đất nước chống lại hành động của nhà vua buộc ngài phải tái phục hồi quyền lực cho ông mosaddegh chỉ trong vài ngày. một trong những tổ chức nổi bật đã hậu thuẫn cho thủ tướng mosaddegh và dẫn đầu các cuộc biểu tình xuống đường là đảng cộng sản iran (icp). cia kết luận rằng thủ tướng iran có các khuynh hướng xã hội chủ nghĩa cấp tiếp và có nguy cơ gia nhập khối liên xô nếu ông tiếp tục cầm quyền.
Nỗi sợ hãi chủ nghĩa cộng sản là bằng chứng được thấy trong nhiều tài liệu. chẳng hạn như một bản ghi nhớ của giám đốc cia gửi cho tổng thống eisenhower đề ngày 1/3/1953 đã nhấn mạnh: “kể từ sau khi xảy ra vụ ám sát tướng razmara vào tháng 3-1951, tình hình ngày một xấu đi: sự suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng của các nền dân chủ phương tây đã tạo nên một tình thế mới, nơi mà thành phần cộng sản ngày càng lộ diện rõ nét hơn”. trong bản dự thảo chính sách được đề xuất bởi hội đồng an ninh quốc gia mỹ (nsc) có giải thích về nỗi e ngại của người mỹ đối với chủ nghĩa cộng sản.
Fazlollah Zahedi, kẻ đồng lõa với CIA, đứng sau bí mật giật dây lật đổ Thủ tướng Mohammad Mossadegh năm 1953. Ảnh: Google Arts and Cultures . |
Bản dự thảo còn nói thêm rằng: “sự thống trị của cộng sản ở iran có thể gia tăng trong những phát triển về kinh tế, chính trị và quân sự và hệ quả là nó sẽ đe dọa trực tiếp đến các lợi ích an ninh mỹ. vì lẽ đó mà bây giờ mỹ nên thực hiện các kế hoạch và chuẩn bị kết hợp với vương quốc anh nhằm lật đổ chủ nghĩa cộng sản ở iran”. để đối phó với một cuộc khủng hoảng như vậy, cia đã đề xuất “các hoạt động chính trị đặc biệt” và một số chiến thuật hiếm thấy bao gồm việc tạo ra sự chia rẽ nội bộ trong phong trào cộng sản ở iran. một trong những tài liệu tình báo được giải mật đã nêu rõ: “thậm chí chúng tôi đang điều tra tính khả thi của việc thiết lập một đảng cộng sản địa phương (titoist) như một phương tiện có thể tạo ra sự chia rẽ và tiến tới làm suy yếu phong trào cộng sản liên xô ở iran”.
Tài liệu tình báo viết tiếp: “đây rõ ràng là một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi phải xử lý khéo léo nếu không sẽ bị phản đòn. tuy nhiên vì tiềm năng biến nó thành một vũ khí bài xôviết nên chúng tôi phải cân nhắc về nó thật kỹ lưỡng”.
Kế hoạch đảo chính tốn kém và tinh vi
Sau khi nghiên cứu tính khả thi của một cuộc đảo chính, cia cũng xem xét khả năng của những dịch vụ bí mật của cơ quan này ở iran, chẳng hạn như tuyên truyền đại chúng, tố cáo cá nhân, lan truyền tin đồn, bạo loạn đường phố, đám đông biểu tình, và hỗ trợ cho các thành viên của hệ thống an ninh nội bộ ở iran. ngày 3/3/1953, giám đốc kế hoạch của cia đã báo cáo với nhà trắng rằng cơ quan này đã có “những phương tiện nhằm thực hiện các cuộc tấn công cá nhân hiệu quả chống lại bất kỳ nhân vật chính trị nào ở iran, gồm cả thủ tướng mosaddegh”. trong trường hợp nếu ông mosaddegh cầm quyền thì cia sẽ vận động các bộ lạc hùng mạnh ở iran để thực hiện các hoạt động kháng chiến nhằm thay mặt cho cia. theo đó, cia đã ký một hợp đồng với các thủ lĩnh bộ lạc qashqai để thiết lập một khu căn cứ bí mật ước tính có sự hiện diện của 2 vạn người gồm du kích và các hoạt động tình báo.
Thủ tướng Mohammed Mosaddegh bị lật đổ sau cuộc đảo chính năm 1953. Trong ảnh, ông Mosaddeq ngồi trên vai đám đông reo hò tại quảng trường Majlis ở thủ đô Tehran vào ngày 17/9/1951. Ảnh: AP. |
Liên kết mật này cũng thiết kế các chiến thuật phá hoại đạo đức hiệu quả và kích động nhiều cuộc kháng chiến quy mô nhỏ trên khắp đất nước iran. ngạc nhiên hơn khi biết rằng cia chưa sẵn sàng công bố số tiền thực sự mà họ đã chi cho toàn bộ hoạt động. trong lá thư của ông kermit roosevelt (giám đốc cia tại khu vực cận đông và châu phi) gửi cho giám đốc dulles đề ngày 4/4/1953 đã hé lộ rằng việc chi tiêu ngân sách đã hoàn toàn được miễn khỏi các thủ tục kế toán và lưu giữ biên lai thông thường. khoản ngân sách chi tiêu này cũng được trang bị thêm cho các bạn bè của mỹ trong khu vực với hỗ trợ vũ khí bổ sung; hoặc triển khai các đơn vị mặt đất và không quân mỹ ở miền nam thổ nhĩ kỳ với một nhiệm vụ hỗ trợ các chính phủ trung đông trong cuộc chiến chống lại sự xâm nhập cộng sản; hay hỗ trợ kinh tế cho các tổ chức phi cộng sản ở iran và không thừa nhận chính quyền cộng sản, hỗ trợ cho các yếu tố bài cộng sản ở iran với một số kế hoạch của cia nhằm sẵn sàng đương đầu với một sự kiện tiếp quản quyền lực của cộng sản.
Cia đã tính toán sát sao để tranh thủ được sự hậu thuẫn của thổ nhĩ kỳ, iraq và pakistan đối với các yếu tố bài cộng sản ở iran kể từ khi chính phủ cộng sản là một mối đe dọa tiềm tàng. song song với những công tác vừa kể thì cia cũng tăng cường dự trữ sẵn sàng vũ khí nhỏ, đạn dược, vật liệu phá dỡ, thực phẩm và quần áo thiết yếu, tất cả đủ dùng cho lực lượng 1 vạn du kích quân trong suốt 6 tháng. một bức điện tín của bộ ngoại giao mỹ gửi cho đại sứ quán nước này ở iran có chứa một thông tin từ tổng thống eisenhower gửi cho người đồng cấp mosaddegh vào ngày 30/6/1953, là một trong những tài liệu quý giá hơn cả. bản thân bức điện có thể là một phần của chương trình ngoại giao nhằm hiểu rằng làm thế nào các quốc gia đối thủ có thể là bạn trước khi xảy ra xích mích.
Nội dung bức điện cho rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra và những khó khăn ở iran diễn biến thành cuộc xung đột giữa anh và iran là đến từ dầu mỏ, và gây áp lực mà mỹ không có lợi chút nào trong chuyện đó. dù mỹ có can dự gì đi chăng nữa thì họ vẫn sẽ tôn trọng “tình cảm thân thiện sâu sắc đối với iran và người dân sở tại”. tuy nhiên với riêng cia và tình báo anh cùng với các yếu tố bài mosaddegh ở iran thì đã tính kế “các gia vị cuối cùng” cho một cuộc đảo chính. tới tháng 7/1953, với sự giúp đỡ của cộng tác viên fazlollah zahedi (người sẽ kế nhiệm mosaddegh sau cuộc đảo chính), cia đã soạn thảo kế hoạch toàn diện cho cuộc đảo chính. zahedi mật báo với cia rằng mình đã có sự hậu thuẫn từ các tướng lĩnh quân đội chóp bu của iran như đại tá timur bakhtiar (thủ lĩnh quân sự của isfahan và khuzestan), đại tá h. akhavi (giám đốc vận tải quân đội), tướng derakshan (phụ tá cảnh sát trưởng), tướng daftari (chỉ huy lực lượng hải quan) và đại tá nematollah nassiri của lực lượng vệ binh hoàng gia.
Người biểu tình tràn xuống đường ở thủ đô Tehran vào tháng 8/1953. Ảnh: AFP . |
Gian kế biến thành sự thật
Dựa trên sự “bật đèn xanh” của nội gián fazlollah zahedi, cia đã vạch ra hàng loạt kế hoạch hành động nhằm kích hoạt các sự kiện và cuối cùng là hất cẳng mosaddegh.
Tháng 8/1953, cia đã trưng ra một số biện pháp tâm lý, quân sự và kinh tế nhằm hậu thuẫn cho chính phủ kế nhiệm ông mosaddegh. cia đề xuất chính phủ mỹ không đưa ra bất kỳ bình luận nào trước công chúng đối với sự thay đổi chính quyền ở iran nhằm giả cách nói rằng mỹ không muốn can thiệp vào chuyện nội bộ của một quốc gia tự do. kế đó cia đề nghị chính phủ mỹ tránh ra các thông cáo gây hoài nghi về quá trình chuyển giao quyền lực; cũng như chính phủ cần hết sức cố gắng làm càng nhiều càng tốt để hỗ trợ tân chính phủ iran bao gồm viện trợ quân sự, viện trợ ngân sách và trợ cấp cho các tờ báo thân chính phủ để có giá trị tuyên truyền.
Tuy nhiên khi những bước đang đến gần giai đoạn cuối cùng của cuộc đảo chính thì cia lo lắng sự vỡ kế hoạch và những hậu quả không lường trước được. ngày 18/8/1953, cia yêu cầu bộ sậu phía iran không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào chống lại mosaddegh mà có thể bị truy ngược lại mỹ. ngày 20/8/1953, cia gửi điện mừng cho các điệp viên – những người đã lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đảo chính thành công.
Các tài liệu tình báo được giải mật cho thấy mối quan tâm của cả anh lẫn mỹ đối với nguồn dầu hỏa của iran. ngay sau cuộc đảo chính thành công, mỹ đã tiếp bước theo anh bằng cách tăng cường lực lượng các hãng dầu mỏ mỹ vào thị trường iran.
Theo Nguyễn Thanh Hải/Công an nhân dân
Link bài gốc Lấy link
http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/He-lo-tai-lieu-tinh-bao-CIA-ve-cuoc-dao-chinh-nam-1953-o-Iran-627508/Theo Nguyễn Thanh Hải/Công an nhân dân