Kinh tế xã hội hôm nay

Hoá đơn tiền điện tháng 3 tăng vọt, EVN nói gì?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra một số lý giải về việc hoá đơn tiền điện tháng 3-2020 của khách hàng tăng cao so với thông thường.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phản hồi về việc người dân phản ánh hoá đơn tiền điện tháng 3-2020 tăng cao. Một số hộ dân cho biết hoá đơn tháng 3 tăng khoảng 40% so với tháng trước.

EVN cho biết theo quy luật thời tiết, hằng năm, khu vực phía Nam bắt đầu chuyển sang nắng nóng. Riêng tháng 3-2020, có một số đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài, với mức nhiệt độ trên 35 độ C.

Ngành điện cũng đưa ra lý giải việc sử dụng các thiết bị làm mát tiêu thụ nhiều điện năng, nhất là máy lạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới lượng điện tiêu thụ tăng. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng khiến các thiết bị làm mát tiêu tốn nhiều điện hơn, do chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng.

Hoá đơn tiền điện tháng 3 tăng cao do yếu tố thời tiết - Ảnh minh họa

"Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường, nhất là trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng" - đại diện EVN cho hay.

EVN đã dẫn chứng sản lượng điện sinh hoạt của Hà Nội và TP HCM để cho thấy sự tăng mạnh trong tháng 3. Cụ thể, sản lượng điện sinh hoạt toàn quốc tháng 3 tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó Hà Nội tăng 17%, còn 13% là mức tăng của TP HCM.

Theo EVN, trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận ý kiến của khách hàng về hóa đơn tiền điện, nhân viên điện lực sẽ phối hợp cùng khách hàng đối soát chỉ số đồng hồ, lượng điện tiêu thụ trong kỳ, hóa đơn tiền điện.

Đặc biệt, với những hóa đơn có mức tăng trên 30%, các tổng công ty điện lực sẽ tiến hành phúc tra 100% chỉ số công tơ trước khi phát hành tới khách hàng. Việc phúc tra sẽ do bộ phận độc lập thực hiện.

Theo đại diện EVN, đến nay, do chưa có quyết định chính thức và hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền về việc giảm giá điện, cũng như về thời gian áp dụng, nên ngành điện phải thực hiện phát hành hóa đơn tiền điện theo đúng các quy định hiện hành.

Tuy nhiên, EVN cam kết huy động đầy đủ nhân lực, vật lực để triển khai ngay khi có quyết định và hướng dẫn thực hiện từ các cơ quan chức năng, nhằm kịp thời giảm thiểu phần nào khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/hoa-don-tien-dien-thang-3-tang-vot-evn-noi-gi-20200412160413002.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa thông tin liên quan đến việc hoá đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng cao khiến dư luận xôn xao. Ngày 29/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
  • Ngày 29/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phản hồi về vụ việc “Dấu hỏi về hơn 42 nghìn tỷ đồng EVN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng” mà báo chí thông tin.
  • Bộ Công thương đề xuất phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi: Tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định; bán cao hơn giá niêm yết do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định
  • Với giá điện bậc thang, nếu hoá đơn vượt trrên 400 kWh, tức bậc 6 thì tiền điện vọt lên. Đó như là một mốc “thảm hoạ mà nhiều gia đình đã gánh chịu.  Sửa đổi cơ cấu giá điện sẽ được EVN tổ chức lấy ý kiến vào ngày mai, 22/9. Chọn phương án đồng giá hay bậc thang luỹ tiến đều phải được chứng minh trên cơ sở nhu cầu thực tế của đời sống hiện nay. Biểu giá giảm bậc thang tới đây chưa chắc đã giúp người dân giảm bớt tiền điện. Xem lại bậc thang cuối cùng từ 400kWh
  • Giá sữa nguyên liệu giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn đang phải mua sữa giá cao. Trước nghịch lý này, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ.
  • Người dân tại khu chung cư VP6 (Linh Đàm, Hà Nội) những ngày gần đây hết sức bất ngờ khi xem hóa đơn tiền nước tháng 8/2015 của tòa nhà lên đến hơn 110 triệu đồng
  • Qua kiểm tra, đối chiếu hóa đơn điện và chỉ số công tơ, khách hàng phát hiện có sự chênh lệch lên đến hơn 170 kWh. Ngành điện thừa nhận sai sót do công nhân ghi chỉ số.
  • Những tờ hóa đơn tiền điện tháng đầu tiên sau khi áp dụng khung giá điện mới tăng thêm 7,5% đã về tới tay người dân.Không ít hộ tiêu dùng điện thấy ngỡ ngàng, thậm chí là “sốc” với hóa đơn điện.
  • Sẽ tăng 7,5% từ 16/3 lên 1.622,05 đồng (7,58 cent) mỗi kWWh, giá điện tại Việt Nam vẫn tương đối thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
  • EVN cho biết, nếu tính đúng tính đủ, giá điện sẽ tăng đến hơn 12%. Trong khi đó, với mức tăng 7,5%, nhiều DN đã lo ngại quá sức chịu đựng khi mới bắt đầu hồi phục sau khó khăn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY