Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hoa hồng - Vị Thuốc hay

Hoa hồng đỏ và trắng thường được dùng làm Thuốc. Về dược tính, hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc.
hoa hồng đỏ và trắng thường được dùng làm Thuốc. Về dược tính, hoa hồng">hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. hoa hồng đã dùng để chữa bệnh từ rất lâu đời. Loại hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, còn có tác dụng nhuận tràng.

Dưới đây là một số bài Thuốc từ hoa hồng

Chữa ho trẻ em: Lấy cánh hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Chống táo bón: hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20-40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 -20 phút, thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn.

Cầm máu, chữa băng huyết: Lấy hoa hồng đỏ mới nở 20-30g ngâm với 1 lít nước hoà với 50g đường khuấy đều. Mỗi lần uống 200ml, uống cho đến khi cầm mới thôi.

Chữa rộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm Thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần.

Tắm hoa hồng: hoa hồng sau khi cắm xong, bứt lấy nguyên cánh cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm, kiên trì da sẽ mịn màng, tươi mát.

Chữa ho, thổ huyết, cấn khấu lỵ, đau đầu do can vị bất hòa: hoa hồng tươi 50g hấp với 20g đường phèn uống sáng, trưa, chiều, tối.

Chữa thổ huyết, ngực và sườn dưới đau tức: Dùng 300 đoá hồng nấu thành nước đặc, lọc bỏ bã cô thành cao (cho thêm 0,5kg đường phèn). Sáng tối dùng 30ml cao hoà tan vào nước sôi để uống.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoa-hong-vi-thuoc-hay-19113.html)

Tin cùng nội dung

  • Hoa hồng được trồng ở vườn nhà hoặc tự mọc. Theo Đông y, hoa hồng ngọt, ấm, hơi đắng, khí thơm, không độc. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY