Dinh dưỡng hôm nay

Hoa kim châm nấu với tôm, thịt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hoa kim châm có công dụng chữa được nhiều bệnh ở con người. Hoa kim châm có màu vàng tuyền, còn có tên gọi khác là hoa hiên, được trồng chủ yếu ở Đà Lạt bởi nơi đây có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ và thổ nhưỡng phù hợp. Nếu bạn đến tham quan Làng Cù Lần - thuộc địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) thì sẽ ngắm được nhiều hoa kim châm nhiều nhất tại đây.
Hoa kim châm nấu với tôm, thịt

Toàn bộ cây kim châm có ba công dụng: làm cảnh, làm thực phẩm và làm Thu*c trị bệnh. Trong y học hiện đại, kim châm là nguồn nguyên liệu tốt để bào chế tân dược. Hoa kim châm chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như protein, chất béo, nitro, đường khử, tinh bột... Nó là nguồn vitamin A, thiamin (vitamin B1) và vitamin C dồi dào. Lá và hoa làm Thu*c chữa bệnh chảy máu cam, viêm tuyến sữa, giúp an thai, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, làm yên ngũ tạng, giảm bốc hỏa (ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh), giúp ăn ngon ngủ tốt, sáng mắt... Rễ cây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, được dùng làm Thu*c lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, kiết lỵ, nôn ra máu, đại tiện ra máu. Rễ cây cũng có tác dụng chữa ho ra máu, viêm gan, vàng da, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa, đau răng…

Một trong những lợi ích sức khỏe được nhắc tới nhiều nhất của kim châm là làm tăng tiểu cầu, hồng cầu nhưng không ảnh hưởng đến số lượng và công thức bạch cầu nên có tác dụng bổ máu.

Đặc biệt, hoa kim châm thường được dùng để chế biến các món ăn ngon dành cho những người “sành” ẩm thực. Có nhiều cách chế biến hoa kim châm, nhưng ngon nhất là canh kim châm nấu với tôm, thịt; băm lẫn với thịt nạc và xào thập cẩm, hay hấp cách thuỷ cùng với tim, cật lợn. Đặc biệt, trong món lẩu, hoa kim châm trở thành món rau tuyệt vời nhất. (Chỉ cần nhúng hoa vào nồi lẩu là mùi thơm của hoa không cưỡng nổi)...

Cách chế biến món này rất đơn giản, chỉ cần hái hoa vào buổi sáng tinh mơ để hoa có độ tươi nhất, rửa rạch, để cho ráo nước và chế biến các món ăn tùy thích. Dù chế biến bằng bất cứ món nào, hoa kim châm vẫn giữ được vị tươi ngon, ngọt không lẫn với bất cứ loại rau nào khác..

Hoa kim châm (còn gọi là hoa hiên), khi nở màu vàng chanh, vị ngọt, được trồng ở Đà Lạt.

Hoa kim châm

Chú ý: Không dùng Hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. Dùng Hoa hiên liều cao có thể gây mờ mắt. Những người dạ dày và ruột có thấp nhiệt, thấp độc, không nên dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/hoa-kim-cham-nau-voi-tom-thit)
Từ khóa: Hoa kim châm

Chủ đề liên quan:

Hoa kim châm kim châm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY