Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Học sinh không nhất thiết phải đeo khẩu trang, có thể bật điều hoà lớp học

Vừa qua một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, không cần thiết, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, không được bật điều hoà. Theo các chuyên gia, những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại sức khoẻ.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Ảnh: Minh Quyết

Sáng 6/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo nhận định, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam như “cánh đồng trũng", do vậy cần phải "bao đê cho chặt", bảo đảm an toàn nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch bệnh vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn các nội dung: quản lý người nhập cảnh; ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; giám sát chặt chẽ, sẵn sàng phát hiện, truy vết, khoanh vùng triệt để và dập dịch từ bên trong; tính toán xác xuất rủi ro dịch bệnh, nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch, giãn cách xã hội như: Dự phòng cá nhân; vận tải hành khách; thi đấu thể thao, tổ chức sự kiện; tập trung đông người nơi công cộng, dịch vụ không thiết yếu, kinh doanh, thương mại; bảo đảm an toàn dịch tễ tại trường học, chợ dân sinh…

Ban Chỉ đạo khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng, bên ngoài các trường học, các trụ sở, công sở. Tại địa điểm công cộng, người dân tránh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người khác, tránh tiếp xúc vào những bề mặt không chắc chắn là không có mầm bệnh và nếu có tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.

Về xác suất rủi ro dịch bệnh trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, qua theo dõi trong cộng đồng và xét nghiệm, kết quả khả quan (không nổi lên các ca bệnh mới), nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng rất thấp. Từ kết quả đó có thể nới lỏng một số biện pháp can thiệp, hạ từ mức bắt buộc sang khuyến cáo.

GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng “điểm cốt tử” để Việt Nam thành công trong phòng chống COVID-19 là phải “quyết liệt ngăn chặn từ bên ngoài”. Ở trong nước, Việt Nam có thể nới lỏng dần dần nhưng vẫn bảo đảm các điều kiện phòng dịch, phải tôn trọng 3 nguyên tắc: khẩu trang, khoảng cách và rửa tay.

Theo các chuyên gia, vừa qua một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, không cần thiết, thậm chí cực đoan, như: yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn; lớp học không được bật điều hoà. Các chuyên gia cho rằng, những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại sức khoẻ.

Các chuyên gia nhận định, không nên bắt buộc học sinh phải đeo khẩu trang trong lớp học, nhưng phải giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay và giờ ra chơi thì đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ. Các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra ngoài nơi công cộng khi không cần thiết.

Trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường mới

Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định: Đến giờ phút này Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, do vậy cần phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới.

Ban Chỉ đạo cho rằng, nới lỏng các biện pháp đã giới hạn từ trước đến nay một cách có khoa học, nghĩa là, việc nới lỏng phải dựa trên cơ chế lây lan của virus và dựa trên các tính toán về xác suất là mầm bệnh hiện nay trong cộng đồng.

Theo tính toán của các chuyên gia, đến giờ phút này chưa thể nói tuyệt đối trong cộng đồng không còn mầm bệnh nhưng xác suất còn mầm bệnh là rất thấp, tỷ lệ ở mức phần trăm nghìn, phần triệu.

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất đến thời điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (trừ vũ trường, quán karaoke) với điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1 m; bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe buýt, xe lửa…) nhưng hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

Phát khổ đeo tấm chắn giọt bắn: Học sinh biết theo ai?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định, trong 15 tiêu chí được ban hành, không có tiêu chí nào nói phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Đây là sự sáng tạo của các địa phương. Bộ Y tế cũng không có hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn.

Câu hỏi gây tranh cãi nhất hôm nay: Học sinh có nên đeo tấm chắn khi trở lại trường?

Hình ảnh học sinh vừa đeo khẩu trang vừa đeo thêm tấm chắn trong lớp học đang vấp phải phản ứng trái chiều. Nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho học sinh trong mùa dịch. Số khác lại chỉ trích biện pháp này là “tối kiến”, có thể gây hại đến thể chất và tinh thần của học sinh.

Học sinh đeo mặt nạ chống giọt bắn là sáng tạo của các địa phương

"Trong 15 tiêu chí được ban hành, không có tiêu chí nào nói phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Bộ Y tế cũng không có hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Đây là sự sáng tạo của các địa phương”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/xa-hoi/hoc-sinh-khong-nhat-thiet-phai-deo-khau-trang-co-the-bat-dieu-hoa-lop-hoc-1653574.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY