Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hội chứng hậu Covid-19, những điều cần biết

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm Hiểu đúng về hội chứng hậu Covid-19 ngày 22/3 tại TP HCM, trong đó chương trình được phát trực tiếp trên các nền tảng báo điện tử, mạng xã hội Facebook và Youtube.

Tại buổi tọa đàm, BS Lê Thị Thu Hương (Trưởng khoa Nội Hô hấp Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho biết, có tình trạng người nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh tìm đến các cơ sở y tế để chụp phổi do lo ngại bị "sơ phổi". Tuy nhiên, việc này không cần thiết đối với tất cả người đã khỏi bệnh.

BS Lê Thị Thu Hương (Trưởng khoa Nội Hô hấp Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) tại buổi tọa đàm.

Theo chuyên gia này, chỉ những người có nhiều bệnh lý nền, bệnh về hô hấp hoặc là người nhiễm bệnh dai dẳng, kéo dài, bệnh nhân suy hô hấp cần thở máy,...mới cần quan tâm đến kiểm tra hội chứng "hậu" covid-19. bởi vì, hiện nay tỷ lệ người bị sơ phổi trong nhóm các bệnh nhân có bệnh lý nền liên quan đến hệ hô hấp cũng rất ít.

Đến thời điểm hiện tại, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng chưa quá 3 năm, đồng thời nhờ hệ thống tiêm chủng vắc-xin đã phủ rộng khắp, hầu hết bệnh nhân hồi phục nhanh. Kể cả khi bệnh nhân có nhu cầu khám "hậu" Covid-19 thì khi bác sĩ có đề nghị chụp X-quang phổi mới cần thiết phải kiểm tra.

Cũng tại buổi tọa đàm, nhiều chuyên gia, bác sĩ cũng đã đánh giá các vấn đề liên quan tới hội chứng hậu covid-19 đang được người dân đặc biệt quan tâm. tuy nhiên, tình trạng chung là nhiều người có dấu hiệu "sang chấn tâm lý" do diễn biến dịch bệnh kéo dài.

Theo các chuyên gia, đó là do khi đại dịch Covid-19 lần thứ ba bùng phát, rất nhiều thông tin, hình ảnh xuất hiện trên mạng và các phương tiện truyền thông, có tích cực lẫn không tích cực, vô hình chung đã khiến nhiều người bệnh và cả thân nhân của họ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, hồi hộp… Đó là những vấn đề "hậu" Covid-19 hiện nay đang phải đối diện giải quyết.

Một số các vấn đề "hậu" Covid-19 được các chuyên gia chỉ ra, như: Khó thở, mệt mỏi, đau cơ khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực…Một số khác có triệu chứng về rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng,...

Lời khuyên được các chuyên gia khuyến cáo là người bệnh khi có các hội chứng "hậu" Covid-19 cần thiết phải đến các cơ sở y tế cần tuân thủ phác đồ lẫn chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng Thu*c không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng hoặc các cơ sở khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi sau khi khỏi bệnh Covid-19.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/hoi-chung-hau-covid-19-nhung-dieu-can-biet-5682362.html)

Tin cùng nội dung

  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Bạn đang mất đi sự tự tin của bản thân do rụng tóc? Giờ đây, bạn không cần phải lo lắng về việc rụng tóc hay hói đầu nữa. Top 5 dưỡng chất tự nhiên tốt nhất, ngăn ngừa rụng tóc dưới đây, sẽ giúp bạn thoát khỏi rắc rối với tóc rụng.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • YHCT gọi rụng tóc là “thốc sang”. Bệnh do nhiều nguyên nhân làm thận hư kết hợp với công năng ngoại vệ của phế suy giảm làm bì phu, tấu lý không nuôi dưỡng được tóc gây ra tóc rụng không mọc lại. Phép trị bổ phế thận, dưỡng huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY