Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hội nghị sơ kết công tác phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng

(MangYTe) Ngày 4-8, tại TP. Cà Mau, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng ( SR-KST-CT) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội sơ kết công tác phòng chống SR-KST-CT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng.

Chủ trì Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh; Tham dự có PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Giám đốc Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét toàn quốc, lãnh đạo các Viện khu vực, lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng của 22 tỉnh Nam Bộ - Lâm Đồng.

Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo của Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2012-2016, tình hình sốt rét ở khu vực có xu hướng giảm và giảm đều ở hầu hết các chỉ số BNSR, KSTSR, SRAT và TVSR, không có dịch sốt rét xảy ra. Phạm vi lưu hành bệnh sốt rét ngày càng thu hẹp, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, tình hình sốt rét, KST SR, SRAT, TVSR đều không ổn định và có xu hướng gia tăng cục bộ ở một số điểm, đặc biệt tình trạng kháng Thu*c, muỗi kháng hóa chất lan rộng trong khu vực. So với năm 2012, năm 2016 số BNSR giảm 67,44% (1.642/5.043); số KST SR giảm 67,03% (1.347/4.086), trong đó cơ cấu KST P.falciparum và P.vivax có xu hướng xấp xỉ bằng nhau; SRAT giảm 85% (9/60); TVSR dao động từ 1-3 trường hợp . Về tổng số lượt người điều trị sốt rét giảm 82,37% (5.896/33.442).

 Riêng 6 tháng đầu năm 2017, tình hình bệnh sốt rét ở khu vực có xu hướng giảm, các chỉ số về BNSR, KST SR, TVSR đều giảm, ngoại trừ chỉ số SRAT tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ (7/3). Trong đó, BNSR giảm 31,91% (717/1.053), tổng số KST SR (+) giảm 23,04% (698/907); không có trường hợp Tu vong do sốt rét, giảm 01 ca (0/1) so với cùng kỳ.

Bác sỹ CKII Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Cà Mau.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Giám đốc Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét toàn quốc đánh giá cao kết quả khống chế và đẩy lùi bệnh sốt rét tại khu vực là rất tốt. Tuy nhiên nguy cơ muỗi truyền bệnh vẫn còn. Vì vậy đề nghị Viện TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các địa phương triển khai giám sát dịch tễ sốt rét nơi có tình hình sốt rét không ổn định như: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Cà Mau, Bạc Liêu, ... Giám sát dịch tễ tập trung vào các trọng điểm sốt rét, các xã biên giới, xã có nhiều dân di cư, giao lưu vào vùng SRLH, … Qua đó, chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp PCSR, các địa phương có sốt rét giảm hoặc không còn SRLH cần tăng cường quản lý các đối tượng giao lưu vào vùng sốt rét, kiểm tra và phổ biến các quy định về chẩn đoán, điều trị sốt rét ở các tuyến y tế. Đề phòng sốt rét có nguy cơ quay trở lại. Về kinh phí, năm 2017 nhà nước cấp cho dự án quốc gia phòng chống sốt rét toàn quốc dự kiến khoảng 47,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chờ Chính phủ phê duyệt, do vậy chưa có chỉ tiêu PCSR cụ thể.

 PGS.TS.Nguyễn Thành Đồng, Viện trưởng Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh  phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thành Đồng, Viện trưởng Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cơ cấu bệnh tật ở khu vực chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm, trong đó đa số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có số mắc và ch*t cao, có phạm vi lưu hành rộng là do muỗi truyền (sốt xuất huyết, Chikungunya, Viêm não Nhật Bản, Zika, Sốt rét...), các bệnh phổ biến liên quan đến tập quán lao động và sinh hoạt (giun đũa, giun móc/mỏ, giun tóc, giun kim, giun đũa chó, sán lợn, sán lá gan, sán lá ruột, các bệnh nấm, đơn bào, sởi, tay chân miệng, liên cầu lợn, thương hàn, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, quai bị, cúm, leptospira, tiêu chảy, rubella, lỵ trực trùng, các bệnh mới nổi, bệnh nhiệt đới bị lãng quên, ... Đặc biệt, công tác phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên: Theo CDC, hơn 1 tỷ người tương đương một phần sáu dân số thế giới bị một hoặc hơn các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases_NTDs) (thống kê năm 2015). NTDs là một nhóm các bệnh truyền nhiễm gây những tác hại to lớn và có thể dẫn tới Tu vong. Nhóm bệnh NTDs phần lớn đã bị xóa sổ ở các nước phát triển và chỉ tồn tại đa phần ở các nước kém phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hoạt động phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng còn nhiều hạn chế do kinh phí đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn kinh phí hoạt động hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và của Viện.

Hội nghị được nghe lãnh đạo các địa phương báo cáo tham luận, chia sẽ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét và các giải pháp tăng cường phòng chống  bệnh nhiệt đới bị lãng quên./.

Minh Tuấn - Công Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/hoi-nghi-so-ket-cong-tac-phong-chong-sot-ret-ky-sinh-trung-con-trung-o-khu-vuc-nam-bo-lam-dong-post11253.html)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY