Sơ cấp cứu hôm nay

Bí quyết đơn giản trị vết cắn của côn trùng

Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
Cùng tham khảo một số bí quyết sau có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn với những vết cắn của các “vị khách không mời mà đến”.

Nước và xà phòng ngăn ngừa ngứa ngáy

Để loại bỏ vi khuẩn có thể truyền qua vết cắn của côn trùng và để lại cảm giác ngứa ngáy, bạn hãy rửa sạch vùng da bị cắn với nước và xà phòng diệt khuẩn. Rửa sạch vết cắn sẽ giúp bạn không chà xát vùng da bị thương vì ngứa ngáy khiến vi khuẩn có cơ hội tiến vào sâu trong da dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Hiệu quả của mỹ phẩm dạng lỏng dành cho da

Lotion (mỹ phẩm dạng lỏng dành cho da) chứa carbonat thiếc rất hiệu quả trong việc loại bỏ cảm giác ngứa do côn trùng cắn. Thoa lên da và để lớp kem khô, đông cứng lại, bạn sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy và làn da trở nên mềm mại hơn.

Sữa Trong sữa có các enzyme giúp loại bỏ cảm giác ngứa ngáy tức thì. Khi ăn thức ăn nhiều gia vị, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, căng tức bụng vì dạ dày làm việc quá mức và vấn đề được giải quyết với một ly sữa tăng cường. Vậy hãy nhờ những enzyme này xóa bỏ cảm giác khó chịu bằng cách thoa sữa lên vết côn trùng cắn và đợi chúng khô lại.

Muối và bột nở

Muối là gia vị sẵn có trong nhà bếp và bạn hãy tận dụng nó khi bị côn trùng cắn. Hòa muối với một chút nước, thoa lên vùng da bị cắn và để tự nhiên đến khi hỗn hợp nước muối khô đi. Muối có tác dụng chống khuẩn và viêm nhiễm hiệu quả giúp loại bỏ các vi khuẩn trên da và làm dịu đi vết phồng rộp.

Bạn cũng có thể cân nhắc đến bột nở. Trộn bột nở với nước và thoa đều lên vùng da ngứa, sau khoảng 20 phút thì rửa sạch, tác dụng của phương pháp này cũng tương tự như muối.

Nước đá

Nước đá là phương pháp trị liệu tiện dụng áp dụng rộng rãi với các vết sưng phồng, ngứa ngáy, đau nhức do côn trùng cắn, chích. Bạn có thể đặt viên đá vào trong một chiếc khăn và thoa đều lên vùng da bị côn trùng cắn.

Bột yến mạch

Nếu bạn bị ngứa nhiều và trên diện rộng, khi không đủ thời gian để xoa dịu cơn ngứa và khó chịu khắp người thì tắm bằng bột yến mạch sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Bạn có thể dùng một tách yến mạch và nghiền thành bột, đổ đầy trong bồn tắm với nước ấm sau đó trộn thêm bột yến mạch. Ngâm toàn thân trong bồn tắm và bạn sẽ cảm nhận sự thoái mái tức thì.

Kem đánh răng

Kem đánh răng có nhiều công dụng khác nhau, ngoài việc chính là vệ sinh răng miệng. Khi bị côn trùng cắn, bạn có thể thoa kem đánh răng lên vùng da bị cắn, và kem đánh răng vị bạc hà là lựa chọn tốt hơn cả trong tác dụng xoa dịu vết cắn của côn trùng.

Dầu lavender

Liệu pháp xoa bóp dầu thơm vừa massage cơ thể, đồng thời đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy trên da do côn trùng cắn. Dầu Lavender có tác dụng hữu hiệu khi bạn bị muỗi đốt.

Chất khử mùi

Chất khử mùi sẽ giúp bạn tránh phồng rộp và ngứa ngáy trong khi bạn chưa biết làm gì với vết cắn côn trùng.

Rượu

Rượu có khả năng làm dịu tác động của vết muỗi cắn và làm ngưng hiện tượng phồng rộp. Thoa rượu lên vùng da bị côn trùng cắn và sau khi khô, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo trên khi bị côn trùng cắn, tuy nhiên, một số vết cắn và nọc độc của côn trùng khá độc và gây nguy hiểm tới sức khỏe, không đơn giản chỉ là biểu hiện ngứa, rát, da sưng rộp… Khi bị côn trùng lạ cắn và có những biểu hiện khác thường, bạn nên đến trung tâm y tế hoặc gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Mangyte.vn Theo Phí Minh Tân - Đẹp online
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-quyet-don-gian-tri-vet-can-cua-con-trung-2442.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu để quá 6 giờ sau khi bịcôn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.
  • Xử lý vết thương khi bị rắn, súc vật, côn trùng cắn cần thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật và kịp thời….
  • Có nhiều cách để cải thiện tâm trạng, giúp bạn trở nên vui vẻ và lạc quan hơn trong cuộc sống.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Vết cắn của người có thể nguy hiểm tương tự hoặc thậm chí nguy hiểm hơn vết cắn của động vật, nguyên nhân do sự hiện diện của các loại vi khuẩn và virus trong khoang miệng con người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY