Kinh tế xã hội hôm nay

Họp báo Chính phủ: Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c phải xử lý nghiêm

Mở đầu phần thảo luận chiều 2/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở một số địa phương như tại Hưng Yên, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng phải được xử lý nghiêm để làm gương, giữ kỷ cương phép nước.

Thủ tướng yêu cầu xử lý theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; làm rõ trách nhiệm của các địa phương về quản lý giáo dục - đào tạo đối với các vi phạm này.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí nêu đúng, nêu đủ, không làm phức tạp tình hình.

Trước đó, phát biểu khai mạc phiên họp sáng nay, Thủ tướng đã nhấn mạnh “nhiều vấn đề về xã hội chúng ta phải quan tâm”, trong đó có vụ việc học sinh lớp 9 hành hung bạn dã man ở Hưng Yên, cũng như nhiều vụ bạo lực học đường, những hành vi thiếu văn hóa đạo đức khác.

“Đây có phải vấn đề báo động không. Bộ Giáo dục và Đào tạo trách nhiệm ra làm sao, cũng như các địa phương phải có biện pháp như thế nào, các đoàn thể, các cơ quan có chức năng trách nhiệm như thế nào trong vấn đề bạo lực học đường”, Thủ tướng nói.

“Chúng ta đang nói một câu chuyện là lo tập trung phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng ta không thể nào bỏ quên những vấn đề xã hội bức bối như vậy đối với đất nước”.

“Những vấn đề xã hội nổi cộm như vậy khiến chúng ta phải suy nghĩ, chứ không chỉ kinh tế, mặc dù tăng trưởng kinh tế là vô cùng quan trọng”.


Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Ảnh: VGP.

Xâm hại trẻ em: Cần xử lý ở mức cao nhất

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, cần xử lý ở mức cao nhất có thể đối với giáo viên, những người làm việc trong nhà trường có hành vi xâm hại trẻ em. Người quản lý cơ sở giáo dục, kể cả mầm non, nếu để xảy ra vi phạm, cũng phải chịu trách nhiệm.

“Chúng ta cần xử lý nghiêm minh thì mới ngăn chặn được chuyện này”. Tới đây, Bộ trưởng cho biết sẽ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo lập các đoàn kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong vấn đề này.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đến nay, có nhiều văn bản được ban hành về vấn đề này như Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, hay Thủ tướng có Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và các bộ, ngành đã ban hành 11 thông tư liên quan về vấn đề này. Theo Bộ trưởng, việc tổ chức thực hiện các văn bản này chưa nghiêm.


Nữ sinh lớp 7 ở Nghệ An bị một nhóm nữ sinh bắt quỳ xin lỗi và tát vào mặt, sau đó đăng tải video, hình ảnh lên facebook.

Nhất trí với ý kiến Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nhận thức, cần xử lý nghiêm để răn đe, lập lại kỷ cương.

Gần đây, Bộ đã ban hành chỉ thị, theo đó nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì sẽ đưa ra khỏi ngành.

Bộ trưởng cho biết, Bộ đã có chương trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị định 80 của Chính phủ, theo đó chính quyền địa phương các cấp cũng cần cụ thể hóa thành các nhiệm vụ chi tiết. Tuy nhiên, một số địa phương chưa sâu sát vấn đề này. Công tác giáo dục văn hóa, phòng chống bạo lực học đường cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì mới hiệu quả.

Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với một số bộ, ngành thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra và xây dựng các chương trình về tâm lý học đường cho các em, có các hoạt động để hóa giải các bức xúc, những vấn đề về đạo đức nhà giáo…

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019

Chiều 2/4, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019. Buổi họp báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì, có sự tham gia của đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I cũng như đại diện lãnh đạo các bộ, ngành giải đáp nhiều vấn đề dư luận quan tâm thời gian qua.

Trong thời gian qua nổi lên nhiều vấn đề, vụ việc xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của dư luận, của nhân dân như vụ việc ở chùa Ba Vàng, tình trạng bạo lực học đường với một số vụ việc như vụ học sinh cấp II hành hung bạn ở Hưng Yên, vụ việc xảy ra tại trường học ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Nghệ An, tình trạng buôn bán M* t*y với số lượng lớn tới hàng trăm kg, trong đó 3 vụ vừa triệt phá tổng cộng tới hơn 1 tấn, rồi dịch bệnh trên người và gia súc lây lan ra nhiều địa phương…

Trong đó, tình trạng bạo lực học đường, bạo lực trong học sinh không chỉ diễn ra ở Hưng Yên mà còn ở không ít các địa phương khác, đây có phải vấn đề báo động hay không? Trách nhiệm của các cơ quan như thế nào? Đó là vấn đề cần suy nghĩ, có biện pháp mạnh mẽ hơn, không để những vấn đề này trở thành vấn đề xã hội lớn.

Do đó, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là mặc dù kinh tế vô cùng quan trọng nhưng cần thảo luận rõ nét hơn về các vấn đề xã hội để chúng ta thực hiện đúng mục tiêu kinh tế phát triển bền vững, bao trùm, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Điều quan trọng nhất là tập trung nỗ lực vượt bậc để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, đồng thời giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đề bức xúc, dư luận quan tâm, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

Chúng ta chú trọng cả ba trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường, thời gian gần đây vấn đề môi trường đã được siết lại, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn với các vấn đề xã hội. Nếu coi nhẹ vấn đề xã hội thì tới một lúc nào đó kinh tế cũng không phát triển được…

P.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thu-tuong-yeu-cau-xu-ly-nghiem-cac-vi-pham-trong-linh-vuc-giao-duc-dao-tao-n155425.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ mô hình chống bạo lực gia đình, GS. Lê Thị Quý từng lọt vào danh sách 1.000 phụ nữ thế giới được đề cử giải Nobel Hoà bình.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Thời gian gần đây, trên cả nước liên tục xảy ra các vụ án xâm hại T*nh d*c trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và hết sức phức tạp.
  • Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ là một tệ nạn đã xảy ra trên thực tế ở nhiều địa phương tại nước ta trong suốt thời gian qua
  • Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY