Tâm sự hôm nay

Gia tăng bạo lực học đường - Do đâu?

Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm. Thực trạng đáng lo ngại này đặt ra một thách thức lớn cho toàn xã hội, khi một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ nước ta hiện nay coi bạo lực là biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn.

Mới đây, người dân và các cơ quan chức năng không khỏi phẫn nộ, bàng hoàng khi xem clip nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng, trong đó, một nhóm học trò, trên áo còn phấp phới khăn quàng đỏ lao vào đánh bạn không nương tay. Thậm chí, những nữ sinh ra tay với vẻ thách thức, dửng dưng, trong khi các nam sinh thể hiện thái độ bất nhẫn bằng việc ném tới tấp những chiếc ghế lên đầu một bạn nữ đang bị tấn công.

Clip trên chỉ là một trong những thông tin mới nhất về tình trạng bạo lực học đường đã được cảnh báo lâu nay và dường như tất cả chỉ là sự vô cảm đến lạnh lùng của những thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

Thực tế, chúng ta đã chứng kiến không ít vụ bạo lực học đường có mức độ ghê gớm không kém như lột đồ, túm tóc, đấm đá, giằng xé, đánh bạn đến thâm tím mặt mày… cho đến những trường hợp mất mạng từ những mâu thuẫn học đường. Lối hành xử theo kiểu chợ búa, xã hội đen như thế đang là mối lo của toàn xã hội vì một sự phát triển lệch lạc, thiếu nhận thức và sai chuẩn mực của một bộ phận thế hệ học sinh, sinh viên nước ta hiện nay - thế hệ tương lai kế cận của đất nước. Họ hay có những hành động như sỉ nhục đến nhân phẩm của các bạn khác như kiểu xé quần áo trước đám đông, rồi những hành động quá khích khác, dùng hung khí như dao, gạch đá, rồi mã tấu, dao kiếm, thậm chí là những chất hóa học, chất nổ, axit...

Theo một nghiên cứu mới đây của tổ chức quốc tế trên 3.000 học sinh tại 30 trường THPT và THCS ở Hà Nội đã cho thấy một thực trạng rất đáng lo ngại. Có tới 80% học sinh đã từng phải chịu bạo lực trong trường học. Trong đó, bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất là 41% và bạo lực T*nh d*c chiếm đến 19%. Theo các chuyên gia xã hội học, đây là một điều rất đáng lo ngại, chỉ báo cho thấy rằng tình trạng bạo lực ở trong xã hội của chúng ta dường như là không giảm bớt trong thời gian vừa qua, mặc dù chúng ta đã nhận thức ra vấn đề đó.

Trước đây, chúng ta thấy bạo lực học đường rất ít, còn ngày nay càng ngày càng nhiều, chắc chắn là phải có nguyên nhân. Trong đó, bạo lực trong gia đình, bạo lực ngoài xã hội có thể chính là những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Bạo lực giữa người lớn với nhau, giữa người lớn với trẻ em, nó có thể chính là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến bạo lực học đường.

Để thực sự kiềm chế được tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng tại nước ta hiện nay thì gia đình, nhà trường và xã hội cần xây dựng cho các em một môi trường sống và học tập lành mạnh. Trong đó, gia đình luôn đóng vai trò chủ đạo vì đây là những người đặt viên gạch đầu tiên trong ngôi nhà nhân cách của các em. Có như vậy, tình trạng bạo lực học đường mới được kiềm chế và tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trịnh Mậu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gia-tang-bao-luc-hoc-duong-do-dau-6043.html)

Tin cùng nội dung

  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ là một tệ nạn đã xảy ra trên thực tế ở nhiều địa phương tại nước ta trong suốt thời gian qua
  • Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 149 trường hợp mắc bệnh thủy đậu...
  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY