Sức khỏe hôm nay

Tác động từ hình ảnh bạo lực ở trẻ nhỏ

Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng. Loại thứ nhất thông qua những hình ảnh từ kinh nghiệm thực tế, để tạo nên mối lo sợ từ những loạt sự kiện gây xúc động mạnh.

Loại thứ hai tạo nên bởi tính kích động từ những âm thanh và hình ảnh phát thanh, làm tâm lý trở nên yếu ớt. Trẻ em từ 2 - 3 tuổi có khả năng cảm nhận về nhân vật trong thời gian ngắn khi xem những loại phim hoạt hình. Đối với trẻ từ 5 - 6 tuổi, lại có thể tách riêng cac hình ảnh kích động từ nhiều bối cảnh khác nhau để rồi tập trung lại thành một và ghi nhớ chúng trong đầu. Do khả năng về tư duy chưa được hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị tác động bởi những hình ảnh này. Từ 7 - 12 tuổi, trẻ vẫn còn nhạy cảm nên còn dễ hấp thu những hình ảnh bạo lực để tìm sự khuây khỏa. Nếu trẻ bị đồng hóa bởi những nhân vật mang tính kích động, chúng sẽ có thái độ hung hăng và bùng phát nhiều hành vi phá phách. Thực tế, trẻ cần có nhu cầu trao đổi cùng cha mẹ hoặc những người lớn tuổi để giúp kềm chế những ảnh hưởng xấu từ hình ảnh bạo lực đối với chúng. Vấn đề ở đây là thái độ và lới ứng xử của người lớn như thế nào để bảo vệ cho trẻ. Không cho trẻ xem những loại phim có nội dung qua kinh dị và bạo lực, vì hình ảnh bao giờ cũng để lại nhiều ảnh hưởng mạnh trong tâm trí trẻ hơn là âm thanh. Vì thế, cha mẹ cần:

- Giải thích cho trẻ hiểu, những hình ảnh hư cấu trên phim chỉ là giả tạo, để chúng phân biệt được thật và giả.

- Tiếp cận với trẻ để giải thích cho chúng hiểu được, những hình ảnh bạo lực trên phim ảnh chỉ là giả tạo, và nắm bắt tâm lý trẻ, nếu có một sự kiện bạo lực nào xảy ra ở một nơi khác, thì chúng không phải sợ hãi vì hoàn toàn không liên quan đến chúng. Còn nếu xảy ra trong nước, hãy làm trẻ yên tâm bằng cách là đang có cha mẹ ở bên cạnh để bảo vệ chúng.

(Theo Parents)

HÀ TIÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tac-dong-tu-hinh-anh-bao-luc-o-tre-nho-6721.html)

Tin cùng nội dung

  • Một báo cáo mới từ Hiệp hội Tâm lý lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã gợi ý rằng, có một mối liên hệ giữa chơi game bạo lực và xâm lược.
  • Thiếu cân, sụt cân nhanh chóng là biểu hiện của sự gầy ốm, suy nhược cơ thể và là nguy cơ tiềm ẩn những căn bệnh khác, đôi khi có thể dẫn tới Tu vong.
  • Nhờ mô hình chống bạo lực gia đình, GS. Lê Thị Quý từng lọt vào danh sách 1.000 phụ nữ thế giới được đề cử giải Nobel Hoà bình.
  • Các vấn đề kinh tế - xã hội đang được dư luận và các cơ quan báo chí quan tâm trong những ngày qua về tăng giá điện, giá xăng; xử lý phương tiện mà đối tượng đang điều khiển sử dụng rượu bia;
  • Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ là một tệ nạn đã xảy ra trên thực tế ở nhiều địa phương tại nước ta trong suốt thời gian qua
  • Giai đoạn tình yêu nồng nàn là lúc cơ thể con người sản sinh ra nhiều “hóa chất yêu” khiến cho bản năng T*nh d*c trỗi dậy, hai người quấn quít nhau.
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY