Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ giảm 3% vào năm 2020, đập tan thành quả là mức 2,9% của năm ngoái.
"Rất có khả năng năm nay kinh tế toàn cầu sẽ trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930", Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath nói trước báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất ", các tác động của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước."
"Cuộc khủng hoảng này là chưa từng có", Gita Gopinath viết, chỉ ra quy mô cực lớn của cú sốc, sự bất ổn liên tục, và sự bất lực của các biện pháp kích cầu truyền thống. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng "phần lớn là hệ quả của các biện pháp ngăn chặn cần thiết cho Covid-19".
Trong năm khó khăn này, IMF coi châu Á mới nổi là một khu vực hiếm hoi có tốc độ dương trong năm 2020, ở mức 1%. "Thị trường châu Á mới nổi sẽ chứng kiến trong năm 2020 tương đối nghiệt ngã", IMF nói.
Cùng lúc, GDP của sẽ Mỹ giảm 5,9% trong khi Nhật Bản giảm 5,2% giữa cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. IMF cũng dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống 1,2% trong năm nay.
Khác với Trung Quốc, Ấn Độ được nhìn dự báo tăng 1,9%, mặc dù con số này đã suy giảm mạnh từ mức 4,2% của năm ngoái.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines và Indonesia dự kiến sẽ duy trì trạng thái tích cực, tăng trưởng lần lượt 2,7%, 0,6% và 0,5%. Thái Lan, trong khi đó, dự kiến sẽ suy giảm 6,7% và tăng trưởng của Malaysia được cho là giảm xuống âm 1,7%.
IMF dự báo suy giảm mạnh cho tất cả các nền kinh tế tiên tiến lớn: giảm 6,5% cho Anh và giảm 7,5% cho khu vực đồng EUR. Ý - nơi bị ảnh hưởng nặng nề được dự báo sẽ giảm 9,1%.
Giả định cơ bản là đại dịch sẽ suy yếu dần trong nửa sau của năm 2020. Theo kịch bản đó, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5,8% vào năm 2021 khi hoạt động kinh tế bình thường trở lại, được hỗ trợ bởi chính sách của chính phủ, báo cáo chỉ ra.
Châu Á cũng dự kiến sẽ dẫn đầu thế giới khi hồi phục vào năm 2021, với Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 9,2%, trong khi Ấn Độ sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 7,4%, báo cáo dự báo.
ASEAN-5 - Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. Cụ thể, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.
Nhưng những yếu tố khó lường vẫn còn đó. "Những nỗ lực ngăn chặn, làm chậm sự lây lan của virus có thể cần phải thực hiện lâu hơn nửa đầu năm 2020, nếu đại dịch kéo dài dai dẳng hơn so với báo cáo ban đầu. Một khi các nỗ lực ngăn chặn được dỡ bỏ và mọi người bắt đầu di chuyển tự do hơn, virus lại có thể lây lan nhanh chóng từ các cụm dịch còn sót lại".
Chuyên gia kinh tế trưởng Gopinath cho biết: "Sự phục hồi một phần dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng theo xu hướng trên, nhưng mức GDP sẽ vẫn nằm dưới xu hướng "tiền Covid-19", không quá chắc chắn về sức mạnh của sự phục hồi."
Chủ đề liên quan:
dự báo kinh tế giảm đau kinh tế Hoàng An kinh tế thế giới mức tăng trưởng năm 2020 quỹ tiền tệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế tăng trưởng thị trường châu Á tốc độ tăng trưởng việt nam