Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 02/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện M* t*y, người điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế, người B*n d*m hoàn lương.
Ảnh minh họa: Báo Đại biểu Nhân dân |
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định tiếp tục thí điểm chương trình tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện M* t*y, người điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế, người B*n d*m hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg tại 15 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2020.
Đối tượng vay vốn gồm: 1- Cá nhân vay vốn: Người nhiễm HIV, người điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế, người B*n d*m hoàn lương; 2- Hộ gia đình vay vốn là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện M* t*y, người điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế, người B*n d*m hoàn lương.
Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau: Đối với cá nhân, mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân; đối với hộ gia đình, mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định này.
Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, vốn cho vay được bố trí từ Ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác. Quyết định 02/2020/QĐ-TTg sửa đổi như sau: Nguồn vốn cho vay do Ngân sách Nhà nước cấp 50% trên tổng số kế hoạch nguồn vốn hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 50% còn lại, Ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, việc thực hiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm giúp nhóm người nghiện M* t*y, người B*n d*m, người nhiễm HIV tự tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân và gia đình, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm.
Đến nay, chính sách này đã bước đầu phát huy tác dụng. Cụ thể: Tăng thu nhập hàng tháng của cá nhân, hộ gia đình: Nhiều người trước đây không có việc làm, không có thu nhập, hiện nay, thu nhập trung bình của những người được vay vốn là từ 2 – 5 triệu đồng/tháng.
Tỷ lệ tái nghiện, tái phạm trong nhóm được vay vốn giảm hẳn: Một số tỉnh, thành phố chưa phát hiện người tái nghiện, tái phạm; các tỉnh còn lại, tỷ lệ tái nghiện thấp, tỉnh Bạc Liêu tỷ lệ tái phạm là 40% trong nhóm được vay, trong khi tỷ lệ tái phạm trong nhóm không được vay là 80%; tại tỉnh Sơn La, phát hiện 2/31 người tái nghiện, chiếm 6,45%.
Sự thành công, ổn định cuộc sống qua việc sử dụng có hiệu quả vốn vay đã làm thay đổi quan điểm của người dân, giảm dần tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm dễ bị tổn thương, là động lực giúp đối tượng khác vươn lên, hòa nhập cộng đồng.
Nhờ đó, việc tiếp cận, tư vấn, giúp đỡ của cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, cán bộ tư vấn, tình nguyện viên ở cấp cơ sở, xã, phường, thôn, bản đối với người nghiện M* t*y, người B*n d*m, người nhiễm HIV dễ dàng hơn.
Chủ đề liên quan:
bán dâm cai nghiện chính phủ cho vay dư nợ cho vay hoàn lương lãi suất ưu đãi nghiện nhiễm hiv tái nghiện tái phạm thí điểm thuốc phiện vay vốn