Đương nhiên rồi, đọc sách nhiều, biết nhiều chuyện nên việc "nhập cuộc" trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngày trước, tôi không hiểu nhiều về Đài Loan nhưng sau này đọc được một cuốn sách của một tác giả người Đài Loan sinh sau năm 70; từ đó hiểu được không ít chuyện về quốc gia này.
Tôi còn nhớ trong sách có một đoạn kể về cuộc tuyển cử thị trưởng Đài Bắc, vì để tranh cử mà Trần Thủy Biển đã tạo ra một chiến dịch bán hàng từ thiện, bán một loại mũ len màu xanh đậm. Điều không ngờ là chiếc mũ len ấy bất ngờ lại bán chạy ngoài tưởng tượng khiến tất cả người trẻ đều muốn sở hữu một chiếc.
Đọc sách nhiều sẽ giúp hiểu được những đạo lý và những nguyên lý xuất hiện phía sau một hiện tượng nào đó. Bởi có một số chuyện nhìn có vẻ bình thường nhưng ẩn sau đó là những nguyên lý kinh tế học, tâm lý học... Người có kiến thức sẽ hiểu sâu sắc hơn.
Chẳng hạn, một thương hiệu đồ ăn nhanh bán một chiếc hamburger giá 50.000 nhưng bán theo set tức là một chiếc hamburger và một nước có ga giá 65.000. Khả năng cao bạn sẽ chọn mua theo set vì thấy giá rẻ. Theo "hiệu ứng mỏ neo", khi nhìn thấy giá của một chiếc hamburger bán lẻ, bạn chỉ coi đó là vật tham khảo và ngay lập tức chọn mua set đồ ăn. Thực ra, đó là một trong những nghệ thuật bán hàng mà thôi và không ít người trong chúng ta đã nhiều lần rơi vào "cái bẫy" này.
Đối với những người hay đọc sách, đặc biệt sách văn học, tâm hồn họ tinh tế, nhạy cảm hơn đối với những việc xảy ra xung quanh bản thân. Tiếp thu được cái nhìn sâu sắc đối với những nhân vật trong truyện, họ dễ dàng đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ cho những người xung quanh. Chính vì thế, trong họ dễ sinh sôi sự đồng cảm với người khác dù có keo kiệt như Grande (Nhân vật trong tiểu thuyết Oyeni Grande của Balzac) hay điên khùng giống Đôn Ki-hô-tê.
Tất nhiên rồi, đọc sách nhiều, dễ đồng cảm, dễ bao dung bởi họ thấy được những quan điểm khác nhau của nhiều tác giả về một chủ đề, và thậm chí quan điểm của họ cũng chẳng giống một tác giả nào cả. Sau khi đọc sách, nhiều người sẽ bắt đầu suy nghĩ về việc tại sao người kia lại có quan điểm như thế còn mình thì không, quan điểm này có đáng học hỏi không... Ngược lại, người không đọc sách nhiều có xu hướng bảo thủ, cố chấp trước quan điểm của người khác.
Ngoài những người thường xuyên đọc sách vì lý do công việc và nâng cao chuyên môn, phần lớn những người thường xuyên đọc sách đều có lý do là họ thích đọc sách, thích tìm hiểu và khám phá một thế giới khác trong sách. Đối với những người này, bên trong họ luôn tồn tại sự hiếu kì rất lớn cho dù ở độ tuổi bao nhiêu. Bởi nói thẳng ra, kiến thức của mỗi chúng ta chỉ như hạt cát ở đại dương mà thôi.
Bản chất con người luôn là chủ quan, ích kỉ, đứng về phía lợi ích bản thân; nhưng người đọc sách nhiều sẽ thấu tình đạo lý, biết cách nhìn vấn đề từ vị trí khách quan. Để có cái nhìn khách quan nhất, chắc hẳn người đó đã phải dũng cảm lắm để vứt bỏ những lợi ích cá nhân làm mờ đôi mắt.
V.D