Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 89,1% so với cùng kỳ năm 2021

(Tổ Quốc) - Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý I năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 91 nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước.

Phát biểu tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý i năm 2022, bà nguyễn thị hương tổng cục trưởng tổng cục thống kê cho biết,kinh tế - xã hội nước ta 3 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông.trong nước, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Theo đó, trong quý I năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hành khách giảm 23,6%; luân chuyển hành khách giảm 15,8% và vận chuyển hàng hóa tăng 8,2%, luân chuyển hàng hóa tăng 8,8%; khách quốc tế đến nước ta đạt gần 91 nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước (Ảnh: Đức Hoàng)

"việt nam mở cửa du lịch quốc tế đã góp phần giúp đẩy nhanh dự phục hồi của ngành du lịch. theo thống kê, khách quốc tế đến bằng đường không ước tính đạt khoảng 82,3 nghìn lượt người, băng đường bộ là 8,6 nghìn người và còn lại là đường biển" – bà nguyễn thị hương nói.

Theo báo cáo, vận tải hành khách tháng 3/2022 ước đạt 241,5 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 1,7% so với tháng trước và luân chuyển 12,1 tỷ lượt khách.km, tăng 4,7%. Tính chung quý I năm nay, vận tải hành khách đạt 740,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 15,5%) và luân chuyển 34,8 tỷ lượt khách.km, giảm 15,8% (cùng kỳ năm trước giảm 22,5%).

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch trong tháng 3 tăng 0,21% so với tháng trước do các hoạt động trên cả nước đang trở về trạng thái "bình thường mới" sau nhiều tháng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giá du lịch trọn gói tăng 0,61%; vé thuê chỗ chơi thể thao tăng 0,31%; khách sạn, nhà hàng tăng 0,29%; xem phim, ca nhạc tăng 0,27%; thiết bị, dụng cụ thể thao tăng 0,06%.

Ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định: "Khu vực dịch vụ tiếp tục có khởi sắc sau khi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động dịch vụ đã hoạt động sôi động trở lại vận tải hàng không trong quý I được hoạt động trở lại đã có mức tăng trưởng cao. Dịch vụ lưu trú ăn uống trước đây giảm rất sâu nhưng tới quý I năm nay giảm còn rất ít, điều này thể hiện ngành dịch vụ đang có mức tăng trưởng trở lại".

Ông Hiếu cho rằng, qua quý I năm 2022, cùng với các ngành nghề khác, ngành du lịch sẽ có sự tăng trưởng mạnh khi đã mở cửa trở lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung. Đặc biệt, quý III và IV sẽ có sự tăng trưởng mạnh khi Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, thu hút du lịch.

"Tổng cục Thống kê kiến nghị trong thời gian tới, cần khẩn trương khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách quốc tế, trong nước, hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh đón mùa du lịch sắp tới" – bà Hương cho biết.

Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2022 cho biết, trong quý I, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm và thực hiện. Phong trào thể thao quần chúng được phát động.

Một số hoạt động văn hóa nổi bật đã được thưc hiện trong quy I như: Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2026; Quyết định ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hoàn thiện hồ sơ quốc gia Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam (An Giang) đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Các phong trào tập luyện thể dục thể thao được tổ chức rộng khắp, có thể kể đến cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2022 thu hút sự tham gia của gần 5.000 VĐV, người dân, du khách trong nước và quốc tế; giải chạy cho học sinh, sinh viên S-Race 2022 được phát động và sẽ tổ chức vào cuối tháng 3/2022 với khoảng 20.000 VĐV tham gia.

Về thể thao thành tích cao của Việt Nam, chủ yếu tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự SEA Games 31 tại Việt Nam, ASIAD tại Trung Quốc. Công tác tổ chức chuẩn bị cho SEA Games 31 cơ bản đã hoàn thành từ khâu đăng ký, hậu cần và công việc khác liên quan đến đại hội.

Bạch Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/khach-quoc-te-den-viet-nam-tang-891-so-voi-cung-ky-nam-2021-20220329110358202.htm)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Sáng 19/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (gọi tắt Ban chỉ đạo) tổ chức Hội nghị công bố kết quả chính thức và Tổng kết Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
  • GiadinhNet - Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Năm 2017, số NCT chiếm 11,9% trong tổng dân số. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số và con số này là 27 triệu người, chiếm 25% tổng dân số vào năm 2050.
  • (MangYTe) - T*i n*n giao thông năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm trước trên cả 3 tiêu chí số vụ T*i n*n, số người ch*t và số người bị thương nhờ ý thức chấp hành luật giao thông của người dân được nâng lên một bước và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện.
  • Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình kinh tế xã hội quý 4 và cả năm 2019. Theo đó, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.
  • “Khi các chỉ số về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài giảm thấp có thể tạo ra tình trạng “ru ngủ” các nhà quản lý nợ của quốc gia, dẫn đến tăng cường vay nợ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các mục đích khác nhau. Từ đó sẽ đẩy cao nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài, tạo ra sự giảm sút quản lý…”, PGS.TS.Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính.
  • Theo Tổng cục Thống kê, việc tính lại GDP đã khiến quy mô GDP Việt Nam tăng 25,4%. Đặc biệt, tỷ lệ dư nợ công so với GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2017 giảm 11,6%.
  • Mức năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.
  • Theo Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ước tính số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7/2019 đạt hơn 1,31 triệu lượt khách, tăng 11% so với tháng 6/2019 và tăng 10,7% so với tháng 7/2018. Tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã đón hơn 9,79 triệu lượt khách quốc tế.
  • Nhằm chấm dứt các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, Bộ Y tế cùng phối hợp với UNFPA tại Việt Nam tổ chức...
  • Tám tháng năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt hơn 2 triệu 116 nghìn tỉ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY