Thung lũng McMurdo (thung lũng Khô) ở châu Nam Cực được các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Theo Hello Travel, hơn 2 triệu năm qua, nơi đây chưa có mưa. Thung lũng có diện tích 4.800 km2, chiếm 0,03% châu lục và cũng là vùng không băng tuyết lớn nhất Nam Cực. Ảnh: BBC.
Theo BBC, hình ảnh trên được chụp tại suối địa nhiệt Dallol. Đây là nơi duy nhất được các nhà khoa học khẳng định không tồn tại sự sống. Điều này có nghĩa, không có bất kỳ loài vi sinh vật, virus nào có thể tồn tại. Ảnh: BBC.
Theo sách "Kỷ lục Guinness thế giới", hồ Maracaibo ở Venezuela bị sét đánh nhiều nhất thế giới với trung bình 1,2 triệu lần/năm. Cao điểm mùa mưa vào tháng 10, hồ Maracaibo có thể hứng 28 cú sét trong một phút. Do đó, nơi này còn có tên gọi khác là "Dòng sông hứng lửa từ trời". Ảnh: Telegraph.
Theo "Sách kỷ lục Guiness thế giới", ngôi làng Mawsynram ở bang Meghalaya (Ấn Độ) là khu vực mưa nhiều nhất trên Trái Đất, với lượng mưa khoảng 11.873mm/năm. Xếp ngay sau là ngôi làng láng giềng Cherrapunju có lượng mưa khoảng 11.430mm/năm. Ảnh: BBC.
Theo phòng Nghiên cứu bão của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) từ năm 1970 tới nay, Trung Quốc là quốc gia phải chịu hứng chịu nhiều cơn bão nhất với 127 cơn khủng khiếp gây sạt lở nghiêm trọng. Đứng thứ 2 là Philippines - quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Daily Mail.
Theo BBC, cơn gió mạnh nhất trên thế giới từng được ghi nhận trên thế giới có vận tốc lên đến 407km/giờ, càn quét đảo Barrow ở Australia vào ngày 10/4/1996 khi cơn bão cơn bão Olivia đổ bộ xuống hòn đảo này. Ảnh: BBC.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing News
Link bài gốc Lấy link
https://zingnews.vn/noi-nao-mua-nhieu-nhat-the-gioi-post1064624.html?fbclid=IwAR2xtQzI1HEYpE8_80Z2h4yAdpqqdirs3Vf7fzw7fcihHK3DI-X7M6iTzN0Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing News