Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khẩn trương truy vết F0 lẩn khuất trong cộng đồng

Ngày 30/7, Hà Nội tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 tại 12 quận, huyện. Đáng lo ngại trong đó có nhiều ca phát hiện do ho, sốt tại cộng đồng. Đáng chú ý, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, có thể trong những ngày tới tiếp tục có thêm nhiều F0 được phát hiện thông qua xét nghiệm người ho, sốt, nhiều ca chưa rõ nguồn lây. Hiện nay cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tăng cường lấy mẫu, truy vết đến cùng và tình hình ở Hà Nội vẫn đang kiểm soát được.
Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Đông Anh (Hà Nội) xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại khu nhà ở Kim Chung. Ảnh: Đăng Anh.

Sàng lọc người ho, sốt

Ngày 30/7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội) các ca bệnh được phân bố theo các quận, huyện gồm: Thanh Trì, Đống Đa, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Hoàn Kiếm, Hà Đông.

Đáng chú ý, trong các ca mắc trong ngày thì các ca bệnh được phân bố theo chùm ca bệnh có liên quan như: Ho, sốt thứ phát; Nhà Thu*c 95 Láng Hạ; sàng lọc ho, sốt cộng đồng; liên quan TPHCM; liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội; liên quan Bắc Ninh; và liên quan đến chùm ca bệnh tại Tân Mai, Hoàng Mai.

Trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 29/4 đến thời điểm 16h30 chiều 30/7, hà nội đã ghi nhận 998 trường hợp dương tính, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 606, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 392.

Tình hình dịch tại Hà Nội hiện nay đang được các chuyên gia ví như “những đốm lửa”, có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Trong các ca mắc được ghi nhận, rất nhiều ca bệnh ghi nhận tại cộng đồng. Và ngay trong ngày 30/7 trong các ca mắc ghi nhận thì quá nửa trường hợp được phát hiện tại cộng đồng. Như vậy, có thể nói đã có nhiều F0 lẩn khuất trong cộng đồng.

Theo ông khổng minh tuấn, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội, tình hình dịch trên địa bàn hiện nay rất khó đánh giá vì còn nhiều ca “lỗ mỗ” trong cộng đồng, không tập trung một chỗ mà rải rác ở nhiều quận, huyện. tuy nhiên các ca nhiễm xuất hiện trong cộng đồng theo đánh giá của ông tuấn là “tình huống đã được dự báo”.

Có thể trong những ngày tới tiếp tục có thêm nhiều F0 được phát hiện thông qua xét nghiệm người ho sốt, nhiều ca chưa rõ nguồn lây. Hiện nay cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tăng cường lấy mẫu, truy vết đến cùng và tình hình ở Hà Nội vẫn đang kiểm soát được.

Điều đáng lo hiện nay trước tình hình dịch tại hà nội tổng số ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt tại cộng đồng là hơn 170 ca. liên quan đến tổng số ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt tại cộng đồng là hơn 170 ca, ông tuấn cho rằng hà nội không chỉ sàng lọc người ho sốt, bởi đây là nhóm nguy cơ rất cao mà yêu cầu những người khi có triệu chứng nghi ngờ phải liên hệ ngay với các cơ sở y tế hoặc đường dây nóng phòng, chống covid-19, để được hướng dẫn kịp thời.

Lên phương án cho cách ly, điều trị nếu số ca mắc tăng cao

Nhận định về tình hình dịch bệnh tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) cho biết, ngay từ đầu các chuyên gia đã nhìn nhận Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao.

Theo ông phu, những ca phát hiện qua sàng lọc các trường hợp ho, sốt chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. trong những ngày tới rất có thể sẽ còn những ca bệnh ở trong cộng đồng được phát hiện. do đó hà nội cần lên phương án cho cách ly, điều trị nếu số ca mắc tăng cao. bởi khi số mắc tăng cao thì số trường hợp nặng nhiều hơn, bệnh nhân Tu vong cũng nhiều.

Cũng theo ông phu, việc thời gian qua hà nội tổ chức xét nghiệm sàng lọc tất cả người dân có biểu hiện ho, sốt trên địa bàn thành phố để chủ động phát hiện người nhiễm covid-19 trong cộng đồng là cách làm khoa học để kịp thời sàng lọc các ổ dịch và dập dịch kịp thời khi luôn tồn tại nguy cơ tiềm ẩn.

Do đó trước mắt cần tăng cường xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng ho, sốt để sớm khoanh vùng, dập dịch, đặc biệt cần xét nghiệm trên diện rộng có chỉ định như khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, chợ để đánh giá nguy cơ.

Các quầy Thu*c ở Hà Nội thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Đảm bảo cung ứng đủ Thu*c, không tăng giá

Trong một diễn biến khác, Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 76 điểm bán lẻ Thu*c phục vụ người dân trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách chống dịch; đồng thời đề nghị, các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô và một số công ty Dược tăng cường nguồn cung, dự trữ đầy đủ Thu*c. Các nhà Thu*c, quầy Thu*c bố trí cán bộ trực bán Thu*c 24/24 giờ để phục vụ người dân…

Trong đó có 37 nhà Thu*c, quầy Thu*c trong bệnh viện; 14 nhà Thu*c, quầy Thu*c thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây; 14 điểm bán Thu*c của Công ty cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Hà Nội và 11 nhà Thu*c, quầy Thu*c tư nhân.

Tại quầy Thu*c số 4, Vân Đình, thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa Hà Nội - một trong những điểm bán lẻ phục vụ nhân dân 24/24 giờ, người phụ trách bán Thu*c ở cửa hàng cho biết, trong những ngày giãn cách này lượng người mua rất ít.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ mở 24/24 giờ để phục vụ bà con. Tất cả các mặt hàng thuôc đảm bảo cung ứng đầy đủ, không tăng giá. Khi người mua nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở… đều được tư vấn đến cơ sở Y tế gần nhất để được khám sàng lọc Covid-19.

“Thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp thì việc tăng cường vai trò sàng lọc tại các nhà Thu*c cũng rất quan trọng, nó giống như một “lá chắn” trong công tác chống dịch. Mỗi người khi đến cửa hàng mua Thu*c, luôn được nhắc nhở thực hiện 5K. Ngoài ra, ngay từ đầu dịch nhà Thu*c cũng trang bị vách ngăn giữa người mua với người bán, hướng dẫn người dân quét mã QR”, dược sĩ phụ trách hàng Thu*c cho biết.

Còn anh Trần Hòa, nhân viên Nhà Thu*c Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, do thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên lượng khách những ngày này rất vắng, nếu có chủ yếu là bệnh nhân trong bệnh viện. Tuy nhiên, nhà Thu*c vẫn trực bán 24/24 để bất cứ lúc nào, bà con cần là phục vụ. Các loại Thu*c ở đây đều được niêm yết giá rõ ràng, đảm bảo không lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá Thu*c tăng cao.

Thông tin từ một số nhà Thu*c trong 76 điểm bán lẻ Thu*c mà Sở Y tế Hà Nội vừa công bố, nhìn chung các mặt hàng Thu*c luôn được đảm bảo cung ứng đầy đủ, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hay cố tình đẩy giá các mặt hàng Thu*c.

Trong khi đó, Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng đã có yêu cầu, sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo bệnh viện, doanh nghiệp kinh doanh Thu*c trên địa bàn triển khai kế hoạch dự trữ đầy đủ và thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý giá Thu*c (niêm yết giá Thu*c và bán theo giá niêm yết, mua Thu*c theo giá không cao hơn giá kê khai, kê khai lại đã công bố); không được lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá Thu*c tăng cao.

Cơ sở bán lẻ Thu*c trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm quy định về thặng số bán lẻ. Các bệnh viện trực thuộc bộ triển khai kế hoạch dự trữ Thu*c để bảo đảm sẵn sàng cung ứng Thu*c, tránh xảy ra tình trạng thiếu Thu*c phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là bệnh nhân Covid-19; đồng thời thực hiện đúng các quy định về quản lý giá.

Mấy ngày qua, rất nhiều người dân mách nhau sử dụng, tích trữ các sản phẩm Thu*c bảo vệ sức khỏe, phòng dịch Covid-19. Điều đáng nói, nhiều người mua sử dụng mà không cần biết tác dụng thật sự của sản phẩm. Lợi dụng tâm lý đó, một số doanh nghiệp đã thổi phồng tác dụng và đẩy giá một số sản phẩm lên cao. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, tiền bạc của người dân, mà còn gây khan hiếm Thu*c trên thị trường.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Quản lý thị trường, từ ngày 31/1 - 12/7, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, giám sát 9.751 vụ vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống dịch Covid-19, xử phạt 6,78 tỷ đồng.

Thời gian tới, sẽ tiếp tục yêu cầu các Cục Quản lý thị trường chủ động, phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với các loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế,...

Thống kê của Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), năm 2019, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ Thu*c với 19.100 nhà Thu*c, 39.000 quầy Thu*c và 3.800 tủ Thu*c. Đây là những nơi người dân thường tìm đến để mua Thu*c khi bị “sốt - ho - sổ mũi”, hoặc các sản phẩm phòng chống dịch như khẩu trang, găng tay y tế, các sản phẩm vệ sinh và khử khuẩn... Nếu thực hiện tốt việc sàng lọc, khai báo y tế, thống kê vào báo cáo thì nhà Thu*c cũng chính là “lá chắn” phòng chống dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/khan-truong-truy-vet-f0-lan-khuat-trong-cong-dong-5659847.html)

Chủ đề liên quan:

cộng đồng covid Truy vết F0

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY